SEO Onpage là gì? Tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage hiệu quả nhất

Dù là bạn một SEOer lâu năm hay mới bắt đầu, tập tành vào con đường SEO Marketing, công việc này vẫn luôn yêu cầu tinh thần ham học hỏi không ngừng. Bởi lẽ các thuật toán xếp hạng của Google luôn được update và thay đổi liên tục. Chỉ cần lơ là một chút, website của bạn dù đang top đầu vẫn có thể bị tụt hạng. 

Bạn đang vướng mắc SEO Onpage là gì cũng như những tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage hiệu quả nhất 2023, hãy cùng VSIGN tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

SEO Onpage là gì? 

SEO Onpage được hiểu là các công việc cần làm với mục đích tối ưu hóa các yếu tố hiển thị ngay trên website. Mục tiêu của tối ưu SEO Onpage là giúp trang web của bạn cải thiện xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm. Qua đó, website sẽ thu hút được lượng traffic lớn hơn, có thêm nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng. 

SEO Onpage
SEO Onpage là gì? Vì sao phải tối ưu SEO Onpage cho bài viết?

Vì sao phải tối ưu SEO Onpage cho bài viết?

Không phải tự nhiên SEO Onpage được đánh giá là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và cần thiết cho dân SEO. Bởi hoạt động này mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cũng như người dùng. 

Đối với bộ máy tìm kiếm Google

Việc tối ưu SEO Onpage với bộ máy tìm kiếm sẽ giúp cho Bot Google dễ hiểu và thu thập các thông tin trên website của bạn một cách nhanh chóng hơn. Đây chính là nền tảng và điều kiện để quyết định thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm, trong đó có Google. 

Ngoài việc tuân thủ đúng quy tắc bài viết chuẩn SEO, bạn cần thực hiện thêm các kỹ thuật SEO Onpage để bài viết lên rank nhanh hơn. SEO Onpage thôi là chưa đủ, bạn cần kết hợp thêm cả một số kỹ thuật SEO Offpage giúp bài viết lên top tìm kiếm của Google nhanh và bền vững nhất. 

Đối với người dùng

Việc tối ưu SEO Onpage giúp cho website của bạn trở nên thân thiện hơn với người dùng. Thông qua những hoạt động đánh giá, bạn sẽ kiểm soát được nội dung, chất lượng cũng như giúp bài viết được tối ưu hơn nữa. 

Tất cả các mục đích của tối ưu SEO Onpage, cuối cùng cũng đều hướng đến mục tiêu Google đánh giá website uy tín và chất lượng. Còn về phía người dùng, một bài viết được tối ưu hoàn chỉnh sẽ mang đến cho họ trải nghiệm tốt hơn. 

Ngoài việc mong muốn có được tỷ lệ chuyển đổi thành công, việc thu hút và hấp dẫn người dùng truy cập trang web cũng là một điều cực kỳ quan trọng khi làm SEO. Lưu lượng truy cập tăng lên, gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu, xếp hạng trang web cũng được cải thiện. 

Nhiệm vụ cần làm khi tối ưu SEO Onpage
Nhiệm vụ cần làm khi tối ưu SEO Onpage

Xem thêm: SEO là gì trong marketing? Những thông tin nhất định bạn phải biết

Nhiệm vụ cần làm khi tối ưu SEO Onpage

Có lẽ bạn đã nghe đến thuật ngữ SEO Onpage rất nhiều lần, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về công việc này. Tối ưu SEO Onpage cụ thể là làm những công việc gì? Cùng VSIGN tìm hiểu chi tiết ngay trong phần này, giúp bạn có cái nhìn rõ ràng nhất cũng như thu được kết quả SEO thành công nhé!

Tối ưu URL

Việc đầu tiên bạn cần làm trong tối ưu SEO Onpage đó chính là tối ưu URL. URL mà càng ngắn thì khả năng website được tăng thứ hạng càng cao. Vì thế, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng và lựa chọn từ khóa có lượng search cao nhất vào trong URL. 

Muốn URL chuẩn SEO Onpage, bạn cần phải đảm bảo đầy đủ cả 2 yếu tố:

  • URL phải liên quan đến bài viết và chứa từ khóa chính 
  • URL ngắn gọn và đầy đủ ý, thông thường độ dài trung bình của URL chỉ nên từ 55 – 60 ký tự

Tối ưu thẻ Title

Sau khi Google trả kết quả tìm kiếm về, điều đầu tiên hấp dẫn người dùng và muốn click vào ngay đó chính là Title (tiêu đề bài viết). Bên cạnh đó, việc tối ưu Title giúp cho Google đưa ra dữ liệu nhanh chóng và chính xác hơn. 

Trước đây, những SEOer thường sử dụng thủ thuật chèn thêm từ khóa vào trong Title bởi cho rằng sẽ được nhiều người dùng quan tâm. Qua đó sẽ click vào và trang web sẽ có cơ hội tăng xếp hạng nhờ lượt truy cập cao hơn. Tuy nhiên, sau một vài cập nhật thuật toán của Google gần đây, thủ thuật này đã chứng minh không còn hiệu quả nữa. 

Khi tối tưu Title, bạn cần ghi nhớ một vài lưu ý quan trọng sau đây:

  • Mỗi title bài viết sẽ được ngăn cách bằng một dấu gạch ngang – hoặc dấu gạch dọc |
  • Title nên chứa những từ khóa có lượt search volume cao thứ hai, bởi từ khóa có lượt tìm kiếm cao nhất đã được để ở URL
  • Không nên để title và URL giống nhau hoàn toàn
  • Từ khóa SEO được đặt ở vị trí đầu tiên thường được ưu tiên tăng tỷ lệ CTR và cũng có khả năng xếp hạng cao hơn
  • Title nên chứa từ khóa phù hợp, mạch lạc, tự nhiên chứ không kiểu gượng ép, nhồi nhét từ khóa

Ngoài ra, nếu bạn muốn tối ưu trang chủ tốt và hiệu quả nhất thì nên có thêm tên thương hiệu ở Title. Đặc biệt, title cần thể hiện được hoặc ít nhất cũng có liên quan đến nội dung của tên miền. Tránh việc đặt title với mục đích chứa từ khóa nhưng nội dung chẳng liên quan tẹo nào. 

Tối ưu thẻ Heading
SEO Onpage – Tối ưu thẻ Heading

Tối ưu thẻ Heading

Tiếp theo trong nhiệm vụ tối ưu SEO Onpage đó chính là tối ưu các thẻ Heading của bài viết. Không phải thẻ Heading nào cũng giống nhau, chúng sẽ có những quy chuẩn và yêu cầu cụ thể riêng, đảm bảo bài viết chuẩn SEO và hấp dẫn người đọc nhất. 

Đối với thẻ Heading 1 trong quá trình tối ưu SEO Onpage, bạn cần lưu ý như sau:

  • Heading 1 nên chứa từ khóa có lượt search tìm kiếm cao thứ 3 (sau từ khóa trọng điểm ở URL và Title)
  • Heading 1 cần bao hàm được nội dung của toàn bài viết. Đôi khi có thể lấy H1 trùng với title cũng được. 
  • Mỗi bài viết chỉ có 1 thẻ H1 duy nhất
  • Heading 1 nên là những từ khóa LSL, khác với URL. LSL là dạng từ khóa có liên quan chặt chẽ đến ngữ nghĩa của từ khóa chính trong chủ đề. 

Chẳng hạn, nếu từ khóa chính là “du thuyền”, “tắm biển” thì từ khóa LSL có thể chọn là “bãi cháy”, “sầm sơn”,… 

Còn đối với thẻ heading 2, heading 3 thì bạn cần lưu ý thêm một số thông tin sau: 

  • Cả thẻ H2, H3 cần ngắn gọn, là mô tả và thể hiện được nội dung của những đoạn văn bên dưới
  • Triển khai nhiều tiêu đề phụ để làm rõ nghĩa và lập luận cho H2, H3
  • Tránh nhồi nhét từ khóa quá nhiều ở H2, H3 mà hãy chú trọng nội dung
Tối ưu thẻ Alt
SEO Onpage – Tối ưu thẻ Alt

Tối ưu thẻ Alt

Việc tối ưu hình ảnh là điều cực kỳ quan trọng trong SEO Onpage, thế nhưng nhiều SEOer lại chưa thực sự nhận thức được điều này và thường bỏ qua. Trong mỗi bài viết SEO, bot Google sẽ nhận biết rất nhanh về nội dung chữ. 

Tuy nhiên, với nội dung ảnh thì Bot Google lại chưa thể nào nhận biết ngay lập tức được. Do vậy, bạn nên tối ưu cả phần hình ảnh trong bài để bài viết chuẩn SEO và dễ lên top tìm kiếm của Google hơn. 

Muốn tối ưu thẻ Alt ảnh, bạn cần thực hiện như sau:

  • Đặt tên phần mô tả anh không cần dấu, thay vào đó hãy sử dụng những dấu gạch ngang – giữa các từ
  • Tối ưu mô tả cho hình ảnh bằng những từ ngữ cũng liên quan hoặc chứa từ khóa chính

Ngoài ra, nếu muốn tối ưu chuyên sâu hơn nữa, bạn có thể áp dụng SEO cả hình ảnh lên top tìm kiếm của Google. Giờ đây cả nội dung bài viết và hình ảnh đều đóng vai trò chính và quan trọng như nhau. Chứ không còn là hình ảnh mang tính bổ sung, hấp dẫn và thu hút người đọc bài hơn nữa, 

Tối ưu thẻ Bold

Bold là in đậm một từ, cụm từ hoặc thậm chí là cả một câu văn. Các thẻ Bold này có tác dụng nhấn mạnh nội dung bài viết. Tối ưu thẻ Bold giúp Google nhận diện chủ đề của bài viết dễ dàng hơn mà không cần phải mất nhiều thời gian rà soát hay phân loại. 

Đồng thời, các thẻ Bold cũng giúp người đọc chú ý và tìm đến đúng nội dung mình đang có nhu cầu tìm kiếm nhanh chóng nhất. Xây dựng được thiện cảm của người dùng đối với website, kích thích họ click vào trang web của bạn. Qua đó sẽ thúc đẩy lượt truy cập, kéo traffic và giúp cải thiện thứ hạng website của bạn trên top tìm kiếm Google. 

Tối ưu Internal link
SEO Onpage – Tối ưu Internal link

Tối ưu Internal link

Internal Link là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng và điều hướng cấu trúc liên kết trên web. Việc tối ưu các Internal link giúp cho các bài viết trong cùng một chủ đề hoặc nội dung được liên kết mạch lạc với nhau. 

Từ đó, người dùng có thể tiếp nhận được đầy đủ các thông tin từ A – Z một cách nhanh chóng nhất. Mặt khác, đây cũng là một trong những yếu tố giúp Google đánh giá cao website của bạn, coi đây như một trang web có giá trị và hữu ích cho người dùng. 

Tối ưu nội dung

Một trong những tiêu chuẩn hàng đầu không thể không kể đến khi tối ưu SEO Onpage đó chính là tối ưu nội dung bài viết. Trong phần này, bạn cần chú ý đến những điều sau: 

  • Tối ưu TOC: mỗi một cuốn sách đều có mục lục. Tối ưu TOC cũng có ý nghĩa như là giúp cho mục lục bài viết, mục lục của cả website trông khoa học, đẹp mắt hơn. Qua đó, người dùng cũng dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm, đến được phần thông tin mình đang muốn tìm hiểu nhanh chóng nhất. 
  • Tối ưu về độ dài bài viết: một bài viết SEO tốt nhất trên các website nên có độ dài từ 1300 – 1800 từ. Nếu là những bài review top sản phẩm hoặc phân tích chuyên sâu, bạn có thể linh động trong khoảng 2000 – 3000 từ là phù hợp nhất. Bài viết quá dài mà lan man, chất lượng nội dung không tốt sẽ làm người đọc chán nản, click vào rồi out ra, làm ảnh hưởng đến rank của trang web. 
  • Tối ưu nội dung: muốn tối ưu nội dung, trước tiên bạn cần phải đảm bảo được ý nghĩa và thông điệp của bài viết. Từ khóa quan trọng thật đấy, nhưng dù sao chúng cũng thuộc yếu tố kỹ thuật. Mà mục đích chính vẫn là hướng đến người dùng, nên nội dung bài viết cần hữu ích và hệ thống nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng được những nội dung thu hút, cách thức truyền tải mới lạ, độc đáo để trang web luôn được ghé thăm thường xuyên. 

Trên đây là tổng hợp những công việc mà một SEOer cần làm khi tối ưu SEO Onpage. Chỉ cần thiếu một trong những nhiệm vụ trên, chất lượng bài viết của bạn sẽ giảm và hiệu quả SEO cũng không cao. Do đó, hãy thực hiện nghiêm túc và đầy đủ những công việc trên ngay từ đầu, bạn sẽ thấy trang web của mình xuất hiện trên trang đầu tìm kiếm của Google sớm thôi. 

Một số tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage nâng cao 2023
Một số tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage nâng cao 2023

Một số tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage nâng cao

Bên cạnh những tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage cơ bản ở trên, bạn cũng cần phải chú ý đến một số kỹ thuật SEO Onpage nâng cao khác. Bởi vì Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác thường xuyên có những thay đổi thuật toán, nên bạn cũng cần phải không ngừng học hỏi và cải thiện kỹ năng mới có thể theo kịp. Từ đó tận dụng và có được thứ hạng cao trên top tìm kiếm cho website của mình. 

Tối ưu thẻ Meta Description

Đầu tiên, bên cạnh việc tối ưu Title hay URL thì bạn cũng cần phải tối ưu Meta Description. Meta Description được hiểu là những đoạn mô tả ngắn khoảng 120 – 150 ký tự, được hiển thị ngay trên kết quả tìm kiếm của người dùng. 

Đoạn văn này khá ngắn nhưng lại có ý nghĩa cực quan trọng, quyết định người dùng có click vào bài viết của bạn hay không. Chúng cung cấp cho người dùng nội dung sơ lược nhất của văn bản. 

Ở phần này, nếu bạn chỉ tập trung nguyên vào việc chèn từ khóa chính thì sẽ không còn hiệu quả. Bạn cần tối ưu nhằm tăng tỷ lệ CTR bằng cách sử dụng những câu từ ngắn gọn, nội dung gợi mở và có tính hấp dẫn hơn, qua đó kích thích người dùng click vào xem. 

Tối ưu Readability

Readability được hiểu là khả năng thu thập thông tin của người dùng qua bài viết. Do vậy, muốn bài viết của bạn chuẩn SEO và cung cấp đầy đủ thông tin, ngắn gọn xúc tích và dễ hiểu nhất thì phải chú ý đến Readability. 

Dưới đây sẽ là 4 yếu tố chính và quan trọng nhất ảnh hưởng đến mức độ Readability: 

  • Tỷ lệ thoát trang của người dùng
  • Thời gian đọc bài viết nhanh hay chậm
  • Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng mục tiêu
  • Feature Snippets: hay còn được hiểu là đoạn mã tính năng nổi bật, rất ít SEOer biết và áp dụng chúng cho website của mình. Đoạn mã này sẽ giúp bạn có cơ hội vượt rank lên top tìm kiếm của Google. 
Tối ưu độ chuyên sâu của content
SEO Onpage – Tối ưu độ chuyên sâu của content

Tối ưu độ chuyên sâu của content

Tiêu chuẩn tiếp theo trong tối ưu SEO Onpage bạn cần phải lưu ý đó chính là tối ưu độc chuyên sâu của content. Để tối ưu chuyên sâu cho nội dung bài viết, ngay từ đầu bạn cần phải lên outline thật chỉn chu và kỹ càng. Các Heading thể hiện được sự liên kết và tính thống nhất về nội dung. 

Chẳng hạn, khi viết về một từ khóa chính là co thắt dạ dày, bạn nên triển khai các Heading như sau:

  • Co thắt dạ dày là gì?
  • Các dấu hiệu của bệnh đau thắt dạ dày
  • Nguyên nhân gây ra bệnh đau thắt dạ dày
  • Cách chữa trị bệnh co thắt dạ dày
  • Những lưu ý về chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống khi bị co thắt dạ dày
  • ….

Những bài viết có sự đầu tư về mặt nội dung như thế này sẽ được Google đánh giá rất cao. Chúng thực sự mang lại những giá trị và thông tin hữu ích cho người đọc, được người dùng tin tưởng và lượng truy cập tăng lên. 

SEO Onpage - Tối ưu Feature Snippet
SEO Onpage – Tối ưu Feature Snippet

Feature Snippet

Feature Snippet là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả SEO và quyết định việc trang web của bạn có thể lên rank hay không. Các yếu tố chính và quan trọng nhất cần quan tâm trong Feature Snippet bao gồm:

  • Website sở hữu bộ từ khóa có độ uy tín nhất định

Các website có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google thường sở hữu những bộ từ khóa có độ tin tưởng cao. Bởi vậy, việc tạo ra những chủ đề bài viết có liên quan, tạo nên sự tin tưởng và uy tín trước Google là điều rất quan trọng. 

  • Thông tin cung cấp cần đảm bảo chính xác

Những website đang nằm ở vị trí top đầu tìm kiếm của Google, luôn cần đảm bảo về các thông tin của mình. Khi trang web của bạn lên top đầu, để chúng có thể nằm “chễm trệ” tại vị trí số 1 bền vững nhất thì vẫn cần cả một quá trình. 

Không chỉ cần nội dung hấp dẫn, hữu ích, thú vị mà bot Google sẽ còn so sánh, đối chiếu thông tin của bạn với các web chính thống để xem có trùng khớp, chính xác không, đánh giá,… Do vậy, muốn Google hiểu được các thông tin này, bạn cần phải tiến hành tối ưu Readability. 

  • Tối ưu Readability

Để tối Readability, trước tiên bạn cần phải tìm hiểu qua Yoast SEO là gì đã. Đây là một thuật ngữ chuyên ngành, một công cụ hỗ trợ mà dân SEO Marketing nào cũng phải biết. Bạn cài Yoast SEO sau đó bật phần Readability lên và làm theo hướng dẫn tại đó. 

Bên cạnh đó, để website của bạn trở nên hấp dẫn và thu hút người đọc hơn thì còn cần tạo các video và thiết kế ảnh,… Chúng giúp cho bài viết sinh động và thu hút tương tác từ người dùng. Khi chèn video và ảnh, bạn cần lưu ý một số tiêu chuẩn cơ bản sau đây: 

  • Nên có video minh họa ở các URL SEO chủ đạo
  • Sử dụng các hình ảnh và video có Width 600 pixel
  • Video và hình ảnh nên được căn chỉnh vào chính giữa bài viết
SEO Onpage - Tối ưu Internal link và Outbound link
SEO Onpage – Tối ưu Internal link và Outbound link

Internal link và Outbound link

Một bài viết được coi là hoàn chỉnh nhất, chuẩn SEO khi có đầy đủ cả Internal link và Outbound link. Vậy nên khi làm nhiệm vụ tối ưu SEO Onpage, bạn nhất định không thể bỏ qua việc chèn các link sao cho phù hợp và linh động nhất. 

Internal link sẽ có tác dụng cho phép Google thu thập thông tin nhanh chóng. Đồng thời còn dễ dàng điều hướng người dùng khi họ chủ động nhấp vào các link bài viết khác trong trang. Các Internal link giúp các bài viết của website có sự liên kết thông tin mạch lạc với nhau. 

Trái với Internal link, Outbound link là các liên kết bên ngoài trang web của bạn. Đây không chỉ là mối quan hệ với các trang web, mà còn là cách thức giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung trang của bạn. Ngoài ra, những outbound link còn có tác dụng tạo độ trust lên gấp nhiều lần.

Cải thiện tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang cũng là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả SEO, cũng như thứ hạng của website trên top tìm kiếm Google. Tốc độ tải trang cho biết người dùng có ở lại lâu trên trang của bạn hay không? 

Để thử nghiệm tốc độ tải trang của website, bạn có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể sử dụng luôn công cụ Google PageSpeed Insights để kiểm tra và làm theo những gợi ý, đề xuất Google đưa ra nhằm cải thiện tốc độ tải trang. 

Một vài biện pháp được Google gợi ý như: 

  • Sử dụng phần mềm nén file để làm giảm kích thước của CSS, HTML,…. sao cho trên 150 byte là được. 
  • Sử dụng phần mềm Photoshop để hình ảnh không bị mờ nhòe, vỡ hình,..
  • Tối ưu code nhằm bỏ đi các ký tự thừa, code thừa, chấm phẩy,…
  • Hạn chế tối đa việc chuyển hướng trên trang web của bạn, đặc biệt đến những trang không liên quan, trang báo xấu,..
  • Giảm tối thiểu dung lượng ảnh
Website đảm bảo thân thiện với thiết bị di động
SEO Onpage – Website đảm bảo thân thiện với thiết bị di động

Website đảm bảo thân thiện với thiết bị di động

Hiện nay, đa số mọi người sử dụng điện thoại thông minh để lướt web và tìm kiếm thông tin. Do vậy, hãy đảm bảo rằng trang web của bạn sẽ thân thiện với các thiết bị di động, như điện thoại, máy tính bảng, ipad,… 

Việc thiết kế website thân thiện với Mobile – Mobile Friendly đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thứ hạng website. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải tối ưu một số vấn đề khác nhằm đảm bảo khả năng hiển thị của website trên điện thoại tốt nhất:

  • Triển khai AMP (Accelerated Mobile Pages)

Cài đặt Accelerated Mobile Pages là một trong những phương pháp giúp cải thiện tốc độ tải trang nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, phải đồng thời đảm bảo các yếu tố khác giữa bạn và đối thủ đều ngang nhau. Như vậy khi có AMP, trang của bạn chắc chắn sẽ tải nhanh hơn và đạt được xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm của Google. 

  • Loại bỏ dạng hiển thị form đăng ký

Khi bạn tiến hành tối ưu giao diện thì những form đăng ký dạng động sẽ rất phiền toái với người dùng. Chúng chắn tầm nhìn và đôi khi cực chướng mắt, khó chịu làm giảm trải nghiệm của người dùng. Vậy nên bạn hãy để form đăng ký ở những vị trí thích hợp và tránh đặt quá nhiều trên website của mình. 

301 Redirect

301 Direct là một cách rất hiệu quả để bạn có thể rút ngắn URL và tối ưu SEO Onpage hiệu quả. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp 301 Direct, nếu bài viết của bạn đã ở top trở lên thì không nên thay đổi URL nữa. 

Bởi lúc này, nếu bạn chỉnh sửa web thì sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề. Chúng có khả năng làm ảnh hưởng tới cấu trúc chung của web và vô tình sẽ làm cho thứ hạng website của bạn bị sụt giảm. 

SEO Onpage - Tối ưu tuổi đời của website
SEO Onpage – Tối ưu tuổi đời của website

Tuổi đời của website

Tuổi đời của website cũng là một trong những yếu tố không thể không nhắc đến khi tối ưu SEO Onpage. Tuổi đời quyết định mức độ uy tín của thương hiệu và doanh nghiệp, cho Google căn cứ để xác định thứ hạng website của bạn. 

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thoải mái bổ sung các thông tin mới. Thực hiện các thao tác chỉnh sửa cơ bản làm sao cho nội dung cuốn hút, hấp dẫn hơn. Đồng thời, cải thiện giao diện cũng như tốc độ tải trang tối ưu nhất. 

Social Share

Việc bài viết của bạn được người dùng chia sẻ lên mạng xã hội hoặc các blog, các trang web khác được Google đánh giá rất cao. Điều này chứng tỏ nội dung bạn cung cấp thực sự chất lượng, trang web của bạn đủ uy tín, thương hiệu đáng tin cậy,…. 

Vậy nên bạn hãy không ngừng tận dụng và sáng tạo ra những nội dung bổ ích nhất, để người dùng sẵn sàng chia sẻ chúng trên Facebook, Twitter,… Muốn vậy thì thông tin của bạn phải mang tính cập nhật nhanh nhất, có tính gợi mở và cách truyền tải mới lạ,…

404 và https

Với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, việc bảo mật hiện nay cực kỳ quan trọng. Do đó, Google sẽ luôn có sự ưu tiên lớn cho những trang web có tính bảo mật cao. Những trang web có https sẽ luôn được Google đánh giá tốt hơn và đứng ở thứ hạng cao hơn nếu có cùng những yếu tố khác với đối thủ. 

Trên đây là một số tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage nâng cao đang được sử dụng và khuyên dùng hiện nay. Muốn bài viết của bạn chất lượng hơn và trang web có xếp hạng cao trên Google, bạn tuyệt đối không nên bỏ qua những kỹ thuật này. 

5 công cụ hỗ trợ SEO Onpage phổ biến hiện nay
5 công cụ hỗ trợ SEO Onpage phổ biến hiện nay

5 Công cụ hỗ trợ SEO Onpage phổ biến hiện nay

Để tiến hành tối ưu SEO Onpage, bạn cần biết các công cụ hỗ trợ phổ biến. Dưới đây VSIGN sẽ giới thiệu bạn 5 công cụ giúp bạn kiểm tra Onpage chuẩn xác nhất:

  • SEOQUAKE: đây là một công cụ hoàn toàn miễn phí, có tác dụng hỗ trợ đưa ra các chẩn đoán về Onpage Website nhanh và chính xác nhất. Công cụ này giúp đánh giá thứ hạng website, số lượng Index site với Google, tuổi tên miền, phân tích Backlink, Internal link, Outbound link, mật độ từ khóa,… 
  • Screaming Frog: đây là một ứng dụng cho phép bạn có thể cài đặt trên máy tính chạy hệ điều hành Windows, Linux, MAC OS,… Công cụ này giúp bạn kiểm tra cấu trúc URL, Title, Meta Description, các thẻ Heading 1 và cả External link
  • Website Auditor: đây là một phần mềm hỗ trợ người dùng tối ưu hóa cấu trúc website của mình. Chúng cho phép kiểm tra nhiều dạng cấu trúc website khác nhau và cả các nhân tố liên quan đến HTML, cảnh báo bạn khi có link hỏng, link lỗi,…
  • Yoast SEO: đây là một plugin có sẵn trong danh sách những công cụ hỗ trợ website code WordPress. Chúng giúp tối ưu một số công việc cho web như tối ưu từ khóa, tối ưu từ liên quan, từ đồng nghĩa, kiểm tra thông tin của sitemap, các liên kết cố định,…
  • Schema Pro: đây là một trong những plugin tạo schema tự động trên nền tảng WordPress. Chúng có tác dụng tạo Schema và thiết lập dễ dàng cho từng bài viết. 

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết và cần thiết nhất về SEO Onpage. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu được SEO Onpage là gì và những công việc cần làm trong SEO Onpage. Cùng với đó, chúng mình cũng đã hướng dẫn bạn cách SEO Onpage hiệu quả và các công cụ hỗ trợ phổ biến. 

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì, đừng ngại bình luận bên dưới để cùng VSIGN thảo luận và chia sẻ thông tin. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ SEO Marketing, thúc đẩy phát triển thương hiệu doanh nghiệp, tăng tỷ lệ chuyển đổi và tiếp cận khách hàng mục tiêu,… hãy liên hệ với VSIGN để được tư vấn giải pháp Marketing miễn phí nhé!

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

Bài viết cùng chuyên mục

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *