Silo là gì? 4 Bước xây dựng cấu trúc Silo cho website hiệu quả

Silo là gì có thể là một khái niệm khá mới lạ và khó với các newbie khi mới tìm hiểu về SEO hay Marketing. Thực tế khái niệm này cũng khá mơ hồ, khó hiểu, chỉ khi tìm hiểu sâu mới có thể hiểu rõ được hết. Dựa trên những tiếp xúc thực tế cũng như quá trình làm việc lâu dài, trong bài viết này mình sẽ chia sẻ một số thông tin liên quan đến Silo, anh em có thể tham khảo thêm để hiểu hơn về các bước xây dựng mô hình Silo nhé.

Cấu trúc Silo là gì?

Cấu trúc Silo là gì?
Cấu trúc Silo là gì?

Cấu trúc Silo hay còn được hiểu là cấu trúc website nhóm các trang cùng có chủ đề thông tin giống nhau. Trong SEO, cấu trúc Silo được áp dụng chuyên nghiệp hơn, giúp các bài viết cụm chủ đề được phân cấp hợp lý hơn, giúp hình thành nên sự chuyên sâu cho nội dung.

Cấu trúc Silo có thể hình thành theo 2 cách gồm: Gom trang theo danh mục (silo vật lý) và gom theo liên kết nội bộ (silo ảo). Để hiểu rõ hơn về cách triển khai cũng như ý nghĩa của các cấu trúc Silo này anh em có thể tìm hiểu kỹ hơn trong phần bên dưới nhé.

Vai trò của cấu trúc Silo với SEO Website

Với những người nghiên cứu và tiến hành xây dựng cấu trúc website sẽ cần quan tầm đến 2 dạng cấu trúc website quan trọng gồm: cấu trúc silo và cấu trúc phẳng. Nếu sử dụng cấu trúc phẳng thì mình sẽ không đề cập nữa, bởi hiện tại các SEOer sẽ ưu tiên sử dụng cấu trúc Silo nhiều hơn. Vậy những vai trò quan trọng của cấu trúc Silo là gì? Cùng mình tìm hiểu ngay trong phần dưới đây nhé:

Silo giúp việc tìm kiếm thông tin và lập chỉ mục hiệu quả

Silo giúp việc tìm kiếm thông tin và lập chỉ mục hiệu quả
Silo giúp việc tìm kiếm thông tin và lập chỉ mục hiệu quả

Việc tìm kiếm thông tin và lập chỉ mục của công cụ tìm kiếm diễn ra hằng ngày, với hàng triệu website trên thế giới. Do đó, việc cấu trúc website theo dạng silo sẽ giúp việc thu thập các nội dung liên quan trở nên dễ dàng hơn, tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa các bài viết có cùng chủ đề.

Với cấu trúc Silo, các bot của Google có thể di chuyển dễ dàng trên website và tiền hàng thu thập dữ liệu với hiệu quả cao. Việc cấu trúc hợp lý sẽ giúp tăng thẩm quyền website đối với chủ đề nội dung đang được nhắc tới.

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Chắc chắn đây là câu trả lời dễ hiểu nhất cho câu hỏi vai trò của Silo là gì. Với một trang web được cấu trúc gọn gàng, ngăn nắp, tương tự như một cuốn sách thì người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm được thông tin mong muốn. Như vậy, có thể thấy việc phân chia nội dung thành các phần riêng biệt, có sự liên quan về thông tin sẽ đảm bảo sự logic, dễ tìm kiếm dữ liệu hơn.

Như vậy, với một trang web có cấu trúc Silo rõ ràng sẽ giúp người dùng có thể di chuyển tới các trang cần thiết nhanh chóng, không cần thực hiện trung vấn tại công cụ tìm kiếm.

Các loại cấu trúc Silo

Như đã đề cập ở phần trên, cấu trúc Silo được chia thành 2 dạng là cấu trúc silo vật lý và cấu trúc silo ảo. Vậy sự khác biệt giữa các cấu trúc silo là gì? Trong phần dưới đây mình sẽ giải đáp thắc mắc cho anh em nhé.

Silo vật lý là gì?

Cấu trúc silo vật lý
Cấu trúc silo vật lý

Có thể hiểu đơn giản, cấu trúc Silo vật lý là nhóm phương pháp silo có thể quan sát bằng mắt, do đó, danh mục và địa chỉ chính là những yếu tố quan trọng nhất của dạng silo này.

Để hiểu rõ hơn về dạng vật lý của silo là gì, mình có thể lấy một ví dụ như sau:

Tại trang web của Vsign, toàn bộ các bài viết liên quan đến kiến thức marketing đều được đặt trong mục Tin tức marketing: http://vsigncorp.com/tin-tuc/. Trong mục này tất cả các bài viết liên quan đến kiến thức marketing đều được tổng hợp chung tại đây, anh em chỉ cần nhấp vào catalog này để tìm kiếm nội dung liên quan.

Nếu muốn tìm kiếm bài viết về Master plan trong danh mục Tin tức marketing sẽ có dạng như sau: http://vsigncorp.com/master-plan-la-gi/. Có thể thấy, các bài viết có cùng dạng thông tin, nội dung sẽ được tổng hợp lại trong cùng một trang.

Bên cạnh đó, để hiểu rõ hơn về silo là gì thì anh em cần tìm hiểu thêm về dạng silo ảo trong phần dưới đây nữa nhé.

Silo ảo là gì?

Cấu trúc silo ảo
Cấu trúc silo ảo

Khi tìm hiểu về cấu trúc Silo là gì chúng ta cần phân biệt rõ silo vật lý và silo ảo. Silo ảo là dạng silo được xây dựng bằng liên kết nội bộ. Thuật ngữ “ảo” dùng để chỉ sự vô hình, khó nắm bắt và nhận biết bằng các công cụ SEO chuyên dụng như Screaming Frog hoăc các tool tương tự.

Phương pháp tạo silo ảo được đánh giá cao nhất ở thời điểm hiện tại chính là Topic Cluster hoặc Content Pillar. Hiểu đơn giản thì trong cách cấu trúc này, các bài viết có nội dung liên quan sẽ được liên kết nội bộ với nhau và cùng đề cập đến bài viết chủ đề.

Chẳng hạn, khi xây dựng trang web có chủ đề về dịch vụ marketing, trong phần Facebook Ads sẽ chỉ đề cập đến các bài viết liên quan đến chạy quảng cáo Facebook. Ngoài ra, trong mục này sẽ không có bài viết nào liên kết với bài viết về Google Ads.

Xem thêm: Thẻ Meta trong HTML là gì? Cách sử dụng thẻ Meta trong SEO hiệu quả nhất

Các bước xây dựng cấu trúc silo

Sau khi đã tìm hiểu về cấu trúc Silo là gì, chắc hẳn anh em đã hiểu cơ bản về khái niệm này. Tuy nhiên, để hiểu sâu và vận dụng tốt sẽ cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu và thực hành. Trước hết, mình sẽ hướng dẫn các bước xây dựng cấu trúc silo đơn giản và dễ hiểu nhất nhé.

Thực tế, khi bắt tay vào xây dựng cấu trúc silo anh em sẽ thấy, để xây dựng được cấu trúc silo không hề phức tạp và đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật cao siêu. Tuy nhiên, hiệu quả mà cấu trúc silo đem lại sẽ cực kỳ ấn tượng, giúp quá trình làm SEO Onpage trở nên dễ dàng hơn. Anh em có thể thực hiện triển khai xây dựng cấu trúc Silo với 4 bước sau:

  • Bước 1: Xác định rõ chủ đề chính của website.
  • Bước 2: Chọn chủ đề bổ trợ cho chủ đề chính của website.
  • Bước 3: Lên kế hoạch, định hình sẵn mô hình cấu trúc silo cho website.
  • Bước 4: Tiến hành xây dựng cấu trúc silo vật lý và cấu trúc silo ảo.

Cụ thể các bước xây dựng cấu trúc silo chi tiết anh em có thể tham khảo như sau:

Xác định củ đề cốt lõi của website

Xác định củ đề cốt lõi của website
Xác định củ đề cốt lõi của website

Viêc quan trọng nhất của một người quản trị website hiệu quả đó chính là nắm được chủ đề cốt lõi mà website đang muốn hướng đến, điều này giúp các nội dung được đảm bảo chất lượng tốt hơn.

Để xác định được chủ đề cốt lõi này anh em sẽ cần phải trả lời các câu hỏi sau: Khi nhắc tới website hay thương hiệu của mình người dùng sẽ nhớ đến điều gì? Chẳng hạn, khi truy cập vào website của Vsign, chắc chắn người dùng sẽ nhớ đến đây là một đơn vị cung cấp dịch vụ marketing chuyên nghiệp. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, mang tính nền tảng cho bất kỳ website nào khi bắt đầu xây dựng.

Lựa chọn chủ đề bổ trợ cho chủ đề tổng của website

Tầm quan trọng của chủ để bổ trợ đối với cấu trúc silo là gì? Trước hết, khi tìm được chủ đề bao quát cho website, các cụm chủ đề con sẽ có tác dụng làm rõ nghĩa và ngữ cảnh cho chủ đề chính. Để tìm ra chủ đề bổ trợ, hãy tập trung trả lời cho những câu hỏi như:

  • Danh mục sản phẩm kinh doanh chủ yếu là gì?
  • Những kiến thức liên quan đến sản phẩm muốn cung cấp tới người dùng?
  • Sản phẩm đem đến lợi ích gì gay giải quyết nhu cầu gì cho khách hàng?
  • Những đối tượng nào sẽ mua sản phẩm?
  • Những vấn đề người dùng quan tâm đến của sản phẩm?

Sau khi trả lời được những câu hỏi ở trên, chúng ta sẽ tổng hợp được bản phác thảo nội dung cần có cho website.

Đây chỉ là cách xác định chủ đề bổ trợ dựa trên tư duy marketing riêng. Ngoài ra, nếu anh em mạnh về mặt kỹ thuật thfi cũng có thể tiến hành nghiên cứu từ khóa SEo để tìm ra chủ đề bổ trợ. Hiện tại, các công cụ nghiên cứu từ khóa SEO mà mình vẫn sử dụng và thấy có hiệu quả như Ahrefs, Keywords planner, Keywordtool.io,… Anh em có thể tham khảo các công cụ này để có được sự hỗ trợ tốt nhất trong quá trình xây dựng trang web nhé.

Lên kế hoạch và vẽ mô hình silo cho cấu trúc website

Lên kế hoạch và vẽ mô hình silo cho cấu trúc website
Lên kế hoạch và vẽ mô hình silo cho cấu trúc website

Bước tiếp theo trong quá trình tìm hiểu silo là gì và áp dụng cấu trúc silo hiệu quả đó chính là lên kế hoạch và định hình cấu trúc silo cho website. Đây là bước quan trọng cần thực hiện sau khi tìm được chủ đề con cho trang web.

Để xây dựng kế hoạch hiệu quả thì anh em có thể tổng hợp những thông tin đầy đủ thông qua sơ đồ cấu trúc website. Hiện tại, việc xây dựng sơ đồ cấu trúc nhờ sự hỗ trợ của các công cụ như Google Drawing hoặc Powerpoint.

Trong sơ đồ cấu trúc silo của website sẽ bao gồm các chủ đề chính, chủ đề con và các webpage. Trong trường hợp chỉ là website Blog thì chỉ cần sơ đồ cho bài viết, nếu là website bán hàng hãy thêm danh mục sản phẩm. Một trong những nguyên tắc khi xây dựng cấu trúc silo đó chính là đừng sợ cấu trúc nhiều tầng. Vậy điều quan trọng của cấu trúc silo là gì? Đó chính là trải nghiệm của người dùng, giúp họ có thể dễ dàng sử dụng, di chuyển trong website.

Xây dựng Silo vật lý

Xây dựng Silo vật lý
Xây dựng Silo vật lý

Trong quá trình tìm hiểu về khái niệm cấu trúc silo là gì chúng ta sẽ nghiên cứu về các xây dựng cấu trúc silo vật lý. Theo như thông tin đã đề cập ở trên, cấu trúc silo vật lý sẽ dựa trên các yếu tố gồm danh mục và đường dẫn URL. Đối với những người đang sử dụng nền tảng wordpress thì việc xây dựng cấu trúc silo sẽ rất đơn giản, ảnh em chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Xây dựng các trang category và subcategory
  • Điều chỉnh cấu trúc permalink của wordpress thành: domain/category/post-name
  • Xây dựng nội dung cho trang web và lựa chọn danh mục phù hợp.

Toàn bộ những hướng dẫn ở trên đã hoàn tất quá trình xây dựng danh mục và URL. Ngoài ra, với những trang web được code tay anh em vẫn có thể áp dụng cách xây dựng silo vật lý như ở trên.

Bên cạnh đó, để định hình rõ ràng silo là gì thì thì anh em cũng cần bổ sung cả menu và breadcrumb. Những yếu tố này sẽ giúp trang web có cấp bậc và thể hiện được silo bài viết đang đứng.

Thiết lập Silo ảo

Khi nghiên cứu về silo là gì anh em sẽ thấy, silo ảo mang ý nghĩa củng cố cho silo vật lý. Đây thực chất là những liên kết nội bộ, giúp tạo thành những mạch máu của website. Các tạo silo ảo đơn giản nhất đó chính là liên kết các bài viết có chung subcategory và category, như vậy sẽ giúp các cụm silo được chuyên sâu hơn về chủ đề chung.

Việc liên kết một đường link không cùng category vào bài viết sẽ không được coi là silo ảo. Đường link này được gọi là internal link và chỉ có vai trò tạo ngữ cảnh.

Đồng bộ và thống nhất nội dung toàn diện

Đồng bộ và thống nhất nội dung toàn diện
Đồng bộ và thống nhất nội dung toàn diện

Đồng bộ trong cấu trúc silo là gì? Đó là sự tập trung vào chủ đề cốt lõi của website. Hiện nay, việc xác định thứ hạng của Google sẽ được ưu tiên cho những entity là chuyên gia trong lĩnh vực đó. Để xác định được yếu tố này sẽ dựa trên mức độ chuyên sâu của bài viết và phải cùng hướng đến một chủ đề chung. Nếu bài viết quá lan man và không rõ định hướng nội dung thì rất khó để lọt top cao trên trang tìm kiếm.

Sự đồng bộ và thống nhất nội dung toàn diện sẽ được thể hiện qua các yếu tố sau:

  • Nội dung bài viết
  • Hình ảnh và video

Lời kết

Việc hiểu rõ Silo là gì sẽ giúp các SEOer có thể xây dựng trang web một cách hiệu quả và chất lượng. Với những thông tin được chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp anh em hiểu rõ hơn và biết cách xây dựng mô hình silo chi tiết. Ngoài ra, đừng quên tìm hiểu về cách xây dựng kế hoạch tổng thể nếu anh em muốn trở thành một Marketer giỏi nhé.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

Bài viết cùng chuyên mục

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *