Có thể nói Marketing Executive đã và đang trở thành một công việc cực kỳ “hot” trên thị trường tuyển dụng. Thế nhưng thực tế lại không có nhiều người thực sự hiểu rõ về nó. Marketing Executive là gì? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng làm rõ mọi thắc mắc cũng như tìm hiểu sâu hơn về Marketing Executive.
Marketing Executive là gì?
Marketing Executive có thể được hiểu là người quản lý nhân viên Marketing. Công việc chính của họ là kiểm soát và quản lý các mối quan hệ tồn tại giữa sản phẩm của mình và các đối tượng (khách hàng, tiêu dùng) để tạo ra sự tương đồng hoàn hảo giữa các sản phẩm của khách hàng cũng như nhu cầu sử dụng để từ đó thúc đẩy doanh số. Ngoài ra, Marketing Executive còn đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là thúc đẩy chất lượng sản phẩm và dịch vụ để thu lại được sự quan tâm cao của khách hàng hoặc người tiêu dùng.
Môi trường làm việc của Marketing Executive
Marketing Executive có môi trường làm việc thường là ở văn phòng, họ có thể làm việc từ trước 8 giờ – 5 giờ chiều tùy theo quy định của nơi làm việc. Tuy là làm việc ở văn phòng nhưng không đồng nghĩa với việc bị mắc kẹt tại một không gian. Mà bạn sẽ được sắp xếp đi công tác để nghiên cứu và thăm dò thị trường. Bên cạnh đó, Marketing Executive cũng được tham gia vào các tổ chức hội nghị và sự kiện khác.
Việc sở hữu một nền tảng kinh nghiệm thực chiến vững chắc và nắm rõ thị trường tiềm năng. Một Marketing Executive làm việc cho các công ty về sự kiện, quảng cáo, truyền thông hoặc nghiên cứu thị trường để có thể tự mở công ty riêng. Song song đó, bằng kinh nghiệm và trách nhiệm trong công việc, Marketing Executive hoàn toàn đủ khả năng để giữ chức vụ quản lý một team và đạt được một vị trí cao hơn đó là Marketing Director.
Những công việc chính của Marketing Executive
Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà Marketing Executive đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Một số công việc cụ thể như là:
- Triển khai và thực hiện các kế hoạch Marketing chi tiết từ chiến lược truyền thông tổng thể
- Khảo sát và nghiên cứu thị trường cũng như là đối thủ cạnh tranh để đánh giá rồi đưa ra các kế hoạch phù hợp cho doanh nghiệp
- Tổ chức sự kiện bằng việc đề xuất ý tưởng, kịch bản, lập kế hoạch tổ chức sự kiện, làm việc với đối tác, phân công công việc và triển khai tổ chức sự kiện
- Cần đảm bảo để các dự án, chương trình, even của doanh nghiệp được triển khai một cách chuẩn xác và đạt được hiệu quả cao theo ngân sách được phân bổ
- Thiết kế, in ấn, sản xuất các vật phẩm, ấn phẩm Markeing về nội dung, làm việc với đối tác. Bên cạnh đó là gián sát, thống kê số lượng ấn phẩm, vật phẩm Marketing trên toàn bộ hệ thống hàng tháng. Bạn phải nhận các yêu cầu từ các chi nhánh và phối hợp sản xuất, phân bố xuống chi nhánh với phòng quản lý dự án theo tiến độ
- Xây dựng và triển khai các kênh Marketing offline: Biển bảng, hệ thống nhận diện, chỉ dẫn tại các chhi nhánh; Outdoor décor tại các chương trình, các dịp đặc biệt trong năm
- Hỗ trợ MKT cho các phòng ban
- Đánh giá, báo cáo hiệu quả kế hoạch Marketing
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên
Yêu cầu công việc của Marketing Executive là gì?
- Công việc ưu tiên những ứng cử viên có kinh nghiệm ở vị trí nhân viên Marketing hoặc là các công việc tương tự
- Cần có kiến thức Marketing căn bản
- Có kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức tốt
- Linh hoạt, sáng tạo
- Kỹ năng làm việc nhóm tốt
- Có tư duy phân tích tốt
Những kỹ năng cần có để đảm nhận vị trí Marketing Executive
- Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
- Nắm được kiến thức Marketing căn bản cũng như các sử dụng các công cụ Marketing cơ bản
- Kỹ năng quản trị thay đổi
- Kỹ năng tiếp nhận, phân tích và xử lý tình huống để đưa ra quyết định
- Kỹ năng tư duy chiến lược
- Tư duy tập trung vào kết quả
- Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm
Cơ hội và thách thức của Marketing Executive là gì?
Đối với nhân viên Marketing Executive cơ hội của họ đến từ nhiều lĩnh vực, từ tiêu dùng đến nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ đến sản phẩm dịch vụ cũng như các lĩnh vực công cộng khác. Về mức lương, nhân viên Marketing Executive sẽ nhận số tiền giao động từ 5 đến 10 triệu VNĐ/ tháng.
Còn đối với những Marketer đã có bề dày kinh nghiệm thì con số sẽ nhỉnh hơn nhiều. Tuy nhiên, công việc của Marketing Executive sẽ khá là vất vả vì ở giai đoạn chạy dự án bạn cần phải làm việc overtime liên tục.
Những lưu ý khi phỏng vấn vị trí Marketing Executive
Mỗi một buổi phỏng vấn ứng viên và các cuộc nói chuyện là hai trường phái khác nhau. Đặc biệt là ở vị trí một ứng viên Marketing, bản thân họ khó có thể lường được tình huống nhà tuyển dụng sẽ hỏi mình là gì. Với khả năng sáng tạo và tư duy logic được đặt lên hàng đầu, nhà tuyển dụng sẽ mở một cuộc phỏng vấn một cách khá bâng quơ. Ví dụ như: Bạn thấy cái rèm cửa kia có phù hợp với thiết kế nội thất không? Lọ hoa này như thế nào? Cái áo này có phù hợp với cà vạt không?…
Nghe qua thì có vẻ rất dễ để trả lời thế nhưng nói đòi hỏi ứng viên phải trả lời một cách thật logic và không thể thiếu sự sáng tạo. Đấy cũng chính là những câu hỏi nhà tuyển dụng hay hỏi ứng viên để họ có thể bộc lộ tất thảy các tiềm năng, tố chất làm việc sau này.
Bộ câu hỏi về phỏng vấn Marketing Executive là gì?
Mỗi một buổi phỏng vấn Marketing Executive sẽ là một cuộc nói chuyện hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy nếu bạn không chuẩn bị một cách kỹ càng về tinh thần, kỹ năng và thái độ thì ứng viên khó có thể lường trước những tình huống đặt ra cho mình là gì. Với yêu cầu về tư duy logic, tính sáng tạo được đặt lên hàng đầu, các nhà tuyển dụng có thể đặt ra những câu hỏi như:
Bạn có kinh nghiệm sử dụng các công cụ marketing nào?
Đối với câu hỏi này, bạn có thể trả lời theo hướng như sau: Bản thân tôi đã từng sử dụng qua những công cụ như là Marketing tại điểm bán, Marketing mạng xã hội, Quan hệ công chúng và Bán hàng cá nhân, Quảng cáo, Marketing trực tiếp hoặc một số loại marketing biến thể khác.
Quan điểm của bạn về Marketing Executive là gì?
Để nói về hoạt động marketing, khá là khó để định nghĩa một cách cụ thể và đầy đủ. Thế nhưng theo kinh nghiệm và quan điểm của bản thân, một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá và xúc tiến phân phối các dịch vụ sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường mục tiêu. Từ đó đạt được các mục tiêu của tổ chức, trên một phương diện nào đó, chúng ta có thể nhìn nhận marketing như một môn “nghệ thuật bán hàng”.
Ngoài ra, bộ câu hỏi phỏng vấn Marketing Executive là gì còn có một số câu như sau:
- Trong thời gian bạn đảm nhiệm những kênh truyền thông đã đạt được những hiệu quả gì? Làm cách nào để bạn có thể đo lường được chính xác các hoạt động đó?
- Đâu là chiến dịch Marketing thành công nhất mà bạn đã từng thực hiện? Bài học kinh nghiệm rút ra sau chiến dịch đó là gì?
- Theo bạn các sản phẩm của chúng ta sẽ tiếp cận được những đối tượng khách hàng tiềm năng nào? Trên cương vị là một Marketing Executive bạn phải làm cách gì để gia tăng traffic cho công ty?
- Hãy kể ra một chiến dịch marketing mà bạn đã xúc tiến nhưng kết quả không như kỳ vọng. Bạn học được điều gì sau chiến dịch đó?
- Bạn thường trau dồi kiến thức về chuyên môn và kỹ năng marketing của bản thân bằng cách nào? Ví dụ về một chiến dịch marketing hoặc một thương hiệu có cách áp dụng chiến lược kinh doanh mà bạn yêu thích?
Trên đây là toàn bộ những thông tin về Marketing Executive là gì mà bạn cần biết sẽ giúp người đọc hiểu hơn về vị trí của một Marketing Executive. Đây là một công việc thú vị mang đến cho bạn những kiến thức hay ho, những trải nghiệm quý báu. Hãy ghé Vsign để tìm hiểu thêm về những khái niệm marketing chuyên ngành như: Metric là gì, Retargeting là gì, Remarketing là gì, Performance Marketing là gì,…