Case Study là gì? Cách vận dụng Case Study hiệu quả trong Marketing

Case Study được xem là một phương pháp rất hay để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình đến công chúng. Và trong lĩnh vực Marketing cụm từ này được sử dụng như thế nào? Vai trò cũng như làm thế nào để vận dụng nó một cách thành công? Cùng Vsign làm rõ những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.

Case Study là gì?

Case Study là gì
Phương pháp case study là gì?

Case Study là một phương pháp nghiên cứu các tình huống hoặc sự việc thực tế để giúp mọi người hiểu cũng như hình dung rõ hơn nội dung đang nói. Bên cạnh đó, trong một Case Study hầu như mọi khía cạnh của chủ đề đều được phân tích và có ví dụ minh chứng một cách rõ ràng, dễ hiểu. Hơn nữa, Case Study có thể được ứng dụng ở đa dạng các lĩnh vực như y học, tâm lý học, nhân chủng học, giáo dục, công tác xã hội và khoa học chính trị.

Xem thêm: Tư vấn chiến lược Marketing là gì? Các bước tư vấn chiến lược hiệu quả

Vai trò của Case Study là gì?

Gia tăng tính thực tiễn

Ở các công ty hay các trường học, việc cập nhật cũng như đào tạo các kiến thức là vô cùng quan trọng. Hoạt động này được diễn ra một cách thường xuyên và liên tục. Thế nhưng điểm yếu của lý thuyết chuyên ngành là rất khó hiểu và người đọc sẽ mất một thời gian mới có thể tiếp thu được. Chính vì vậy mà các Case Study sẽ giúp tăng tính thực tiễn, đưa ra các ví dụ dễ hiểu sát với thực tế để giúp người đọc, người nghe cảm thấy dễ nắm bắt hơn.

Tăng sự hứng thú khi học

Trong quá trình học lý thuyết kèm với các Case Study cụ thể, chắc chắn bạn đọc sẽ cảm thấy hứng hứng và thú vị hơn. Lý do là bởi các trường hợp đã xảy ra trong thực tế ở quá khứ hay hiện tại. Phương pháp này dễ hiểu và sinh động hơn là những phần lý thuyết khô khan, nhàm chán.

Kỹ năng làm việc nhóm được nâng cao

Case Study là gì? Case Study nâng cao kỹ năng làm việc nhóm
Case Study nâng cao kỹ năng làm việc nhóm

Khi phân tích Case Study theo nhóm là một hoạt động rất dễ bắt gặp khi học tập tại các trường đại học. Trong thời gian cùng nhau phân tích, phản biện, nêu ý kiến bạn sẽ có cơ hội nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cũng như phát triển những kỹ năng mềm như đàm phán, giao tiếp và thuyết phục người khác.

Có cơ hội áp dụng thực tế

Case Study sẽ đưa ra những trường hợp đã xảy ra trong thực tế để áp dụng cho người đọc có thể liên kết một cách chặt chẽ giữa thực tiễn với lý thuyết. Khi dựa vào những đúc kết đó mà bạn có cơ hội áp dụng một cách dễ dàng, phù hợp nhất với các trường hợp đang diễn ra ở hiện tại.

Các dạng Case Study phổ biến nhất

Phương pháp này được sử dụng phần lớn trong các trường đại học, trong các lĩnh vực kinh doanh hoặc trong các doanh nghiệp. Đây chính là cách tốt nhất để sinh viên và nhân viên văn phòng học hỏi, tiếp thu nhiều kinh nghiệm và biết được bí quyết thành công hay thất bại của các trường hợp đã diễn ra trên thị trường. Chung quy lại, có 2 dạng Case Study phổ biến đó là:

Chiến lược kinh doanh – Strategy

Đây là dạng Case Study về chiến lược, đường hướng kinh doanh đã đạt được những thành tựu vượt bậc. Hoặc cũng có thể là các trường hợp đã thất bại nhưng rút ra được những bài học quý giá. Ngoài ra, những chiến lược kinh doanh ở dạng Case Study này thường là thâm nhập thị trường mới, sau đó phân tích ngành, sáp nhập và mua lại, chiến lược giá, chiến lược tăng trưởng, chiến lược khởi nghiệp và chiến lược kinh doanh của đối thủ…

Hoạt động kinh doanh – Operations

Case Study là gì
Case Study

Đây là dạng Case Study nói về cách điều phối những hoạt động kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp một cách năng suất, hiệu quả và nhận lại lợi nhuận kinh tế cao. Các Case Study thường gặp về Operations thường là bài toán về doanh số, giảm thiểu chi phí và cải thiện kết quả kinh doanh sau thuế, cải tổ hay tái cấu trúc doanh nghiệp.

Ưu điểm và hạn chế của Case Study là gì?

Mặc dù được ứng dụng rất nhiều ở nhiều lĩnh vực, kết quả thu lại cũng rất tích cực thế nhưng Case Study vẫn còn đó những hạn chế nhất định. Cụ thể những ưu điểm và nhược điểm của Case Study đó là:

Ưu điểm

So với các phương pháp nghiên cứu khác thì phương pháp Case Study có nhiều ưu điểm nổi bật hơn. Chẳng hạn như là tính áp dụng rất cao, dễ liên tưởng, dễ hiểu cũng như mang đến sự hứng thú cho người học. Song song đó, qua việc nghiên cứu Case Study, người tiếp thu cũng hiểu rõ hơn về phần lý thuyết mà không hề cảm thấy nhàm chán, khô khan.

Ngoài ra, Case Study cũng phản ánh một phần nào đó đúng với thực tế, những tình huống thực sự có thể xảy ra ở hiện tạo lẫn cả quá khứ. Điều này đã giúp cho người học tiếp cận một cách nhẹ nhàng hơn, đánh giá và rút ra bài học quý báo cho chính mình.

Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, Case Study vẫn còn đó những hạn chế mà chúng ta cần xem xét. Điều đầu tiên là kết quả nghiên cứu này đang ở dạng dữ liệu định tính, có rất nhiều chữ cho nên gây khó khăn cho những đối tượng có khả năng đọc kém.

Thứ hai là phương pháp Case Study không có tính khái quát cao thay vào đó chỉ đi sâu vào một số tình huống cụ thể, cho nên nó chưa áp dụng được tổng thể lý thuyết. Và nhược điểm cuối cùng đó là Case Study thường không xây dựng một quy trình cụ thể, rõ ràng cho người học nên bạn rất khó để nắm bắt nội dung.

Các bước tìm kiếm Case Study dễ dàng

Case Study là gì? Tìm kiếm Case một cách dễ dàng qua các bước
Case Study
  • Bước 1: Đầu tiên bạn cần xác định lĩnh vực bạn muốn tìm hiểu và nghiên cứu về nó. Đó có thể là bất kỳ một môn học nào đó ở trường hay lĩnh vực mà bạn muốn trau dồi để mở rộng hiểu biết của bản thân sau này phục vụ cho công việc và sự nghiệp.
  • Bước 2: Tiếp theo bạn cần xác định chính xác phần mà bạn muốn đi sâu. Ví dụ đang nghiên cứu về lĩnh vực Marketing và phần bạn muốn đi sâu là Digial Marketing, Content Marketing hoặc là công cụ SEO… Việc xác định càng chi tiết thì bạn sẽ tìm được Case Study sát nhất với lý thuyết hay kiến thức muốn học hỏi.
  • Bước 3: Cần sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google Scholar, Google để tìm các chủ đề mà bạn đã xác định tìm hiểu, nghiên cứu và thêm từ “Case Study”. Đặc biệt, Google Scholar sẽ hiển thị các bài viết mang tính học thuật cho nên rất phù hợp cho mục đích học tập, nghiên cứu.
  • Bước 4: Cuối cùng là bạn cần tạo file lưu trữ các link Case Study hữu ích, phù hợp đối với bạn. Bên cạnh đó bạn cũng phải ghi chú các ý quan trọng cho mỗi Case Study để tìm kiếm và theo dõi một cách thuận tiện.

Lưu ý: Để quá trình nghiên cứu và phân tích Case Study một cách hiệu quả, bạn cần phải tiến hành thảo luận nhóm để có được nhiều góc nhìn khác nhau, đào sâu được các vấn đề liên quan. Ngoài ra, hãy làm dấu nối các ý quan trọng khi đọc Case Study để bạn dễ tổng hợp thông tin phân tích hơn.

Cách viết và triển khai Case Study như thế nào?

Sau khi đã nắm được Case Study là gì cũng như hiểu được những điểm mạnh và hạn chế việc tiếp theo bạn cần biết đó chính là cách viết và triên khai các Case Study hiệu quả. Vậy các bước để xây dựng Case Study như thế nào?

Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu

Trước hết bạn cần xác định Case Study sẽ dành cho ai và viết về ai. Trường hợp viết cho công ty, bắt buộc bạn phải xin phép cấp trên để lấy và sử dụng số liệu tránh việc tự tiện sử dụng khi chưa được sự đồng ý. Còn nếu bạn viết về khách hàng thì cần xem xét câu chuyện, trường hợp của họ có đem lại bài học hay không và sau đó là liên hệ với đại diện khách hàng.

Bước 2: Nhận sự đồng ý của khách hàng

Một khi đã xác định viết Case Study về khách hàng, bạn cần phải viết email hoặc gặp trực tiếp để xin sự đồng ý của họ. Song song đó bạn cần nêu rõ những lợi ích, những cam kết mà khách hàng có thể nhận được thông qua việc bạn triển khai Case Study rộng rãi.

Bước 3: Xây dựng và gửi bảng câu hỏi sơ bộ cho khách

Để xây dựng sườn bảng câu hỏi sơ bộ bạn cần dựa vào mục đích của Case Study. Việc làm này nhằm đào sâu vào những vấn đề khách hàng đã gặp phải về cách đối phó, phương pháp phù hợp để vượt qua các thử thách khó khăn đó. Sau đó, bạn cần gửi trước cho khách để họ có thời gian suy nghĩ cũng như chuẩn bị câu trả lời.

Bước 4: Đặt lịch phỏng vấn

Case Study là gì
Case Study là gì?

Bạn cần phải liên hệ sớm với khách hàng để họ chuẩn bị và sắp xếp thời gian cho buổi phỏng vấn. Khi đã xác định được ngày gặp việc tiếp theo bạn cần là lựa chọn hình thức phỏng vấn phù hợp. Cách tốt nhất là nên gặp mặt trực tiếp để trao đổi những nội dung quan trọng với khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn cách phỏng vấn qua Google Meet, Zoom hoặc qua điện thoại nếu như không tiện để gặp trực tiếp.

Bước 5: Hoàn thiện Case Study

Trong thời gian phỏng vấn người cung cấp thông tin, bạn cần phải ghi âm hoặc ghi chép một cách cẩn thận để sau đó tổng hợp lại mọi dữ liệu nghiên cứu tại bàn và phỏng vấn để lọc ra những thông tin hữu ích, cần thiết nhất cho Case Study.

Các phần bắt buộc phải có trong Case Study đó là: mở đầu, tóm tắt, giới thiệu đối tượng trong case. Còn ở phần chính bạn cần nêu cụ thể vấn đề, quá trình giải quyết cũng như kết quả cuối cùng và câu hỏi thảo luận.

Bước 6: Quảng bá cho Case Study

Bạn cần phải gửi cho khách hàng và cấp trên duyệt qua một khi đã hoàn thành Case Study. Nếu mọi thứ tốt, hãy tiến hành quảng bá Case Study của mình bằng cách chia sẻ trên nhiều nền tảng khác nhau. Hoặc bạn cũng có thể xây dựng một trang web để quản lý tất cả Case Study, Email Campaign hoặc tạo chiến dịch trên mạng xã hội.

Cách vận dụng Case Study trong Marketing hiệu quả

Thông thường, khi bạn muốn đầu tư vào một dịch vụ hay sản phẩm, bạn có thể thực hiện 1 trong 2 điều đó là: hỏi bạn bè xem họ đã sử dụng dịch vụ hay sản phẩm đó chưa và liệu họ có giới thiệu nó cho người khác. Thứ hai bạn có thể làm một số nghiên cứu trực tuyến để biết được những người khác nói về dịch vụ và sản phẩm của bạn.

Case Study là gì? Trình bày nó như thế nào để đạt được hiệu quả cao trong Marketing? Để trình bày Case Study một cách thuyết phục nhất bạn có thể áp dụng theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Lập trang Case Study riêng

Lập trang Case Study riêng
Lập trang Case Study riêng

Nếu như bạn sử hữu một kho dữ liệu Case Study hữu ích, bạn sẽ có cơ hội lập nên một trang web chuyên biệt để nghiên cứu và trình bày. Website này có thể tăng độ nhận diện thương hiệu của bạn hoặc là của công ty bạn.

Ngoài ra, việc lập ra một trang Case Study riêng biệt cũng giúp cho mọi người có thể tìm hiểu, tham khảo những cách xử lý hiệu quả nếu gặp những tình huống, trường hợp tương tự. Hơn nữa, bạn nên đầu tư một chút về giao diện, dễ truy cập, cách bố trí dễ nhìn, đặt tiêu đề hay và dễ nhớ gợi mở để người truy cập có thể tìm thấy một cách dễ dàng.

Bước 2: Trình bày Case Study lên trang chủ của bạn

Trường hợp công ty của bạn đã có một Website chính thức, bạn có thể tận dụng để cung cấp cho khách hàng các Case Study ngay tại trang chủ như:

  • Lời chứng thực của khách hàng, báo giá
  • Các nút Call to action để xem các Case Study cụ thể
  • Các nút CTA Call to action dẫn đến trang Case Study của bạn

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Case Study của mình một cách mạnh mẽ hơn nếu bạn tìm cách để làm cho chúng kết nối được với khách truy cập trang web vì đối với những thứ quen thuộc mọi người thường có phản ứng và chú ý hơn.

Bước 3: Triển khai CTA trượt/pop – up

Case Study là gì? Cần triển khai CTA trượt/pop – up
Cần triển khai CTA trượt/pop – up

Nếu muốn làm nổi bật những Case Study quan trọng và thu hút được sự quan tâm của khách hàng thì bạn có thể thử nghiệm các loại CTA trượt hoặc pop – up tại trang chủ, trên các bài viết và dẫn link (URL) đến trang Case Study. Bạn không cần phải làm các cửa sổ hiển thị lớn nằm ở chính giữa màn hình, thay vào đó đặt nó ở những vị trí tinh tế hơn để không làm người xem khó chịu nhưng vẫn đảm bảo đủ lôi kéo sự chú ý.

Bước 4: Viết và đăng trên blog về các mẫu Case Study

Sau khi đã hoàn thành một Case Study, việc tiếp theo sẽ là một bài viết đăng trên blog để trình bày với độc giả của bạn về nó. Bí quyết để viết được một Case Study tốt nhất là xác định và triển khai theo nhu cầu của khán giả. Nội dung cần sử dụng từ ngữ phù hợp, đơn giản và kèm ví dụ cụ thể.

Ngoài ra, bạn cần lựa chọn một tiêu đề độc đáo, hấp dẫn tạo được điểm nhấn. Cần chú ý đến những khó khăn của khách hàng để tư vấn giúp họ vượt qua những khó khăn. Bài đăng có thể dài nhưng văn phong nên thú vị, pha một chút vui nhộn thì mới có thể thu hút được nhiều người đọc.

Bước 5: Tạo các video từ các Case Study

Tất cả những dịch vụ về internet đang ngày càng được nâng cấp và cải thiện và kết quả là mọi người ngày càng tiêu thụ nhiều nội dung video hơn. Chính vì vậy việc tạo ra những video ngắn đang là xu hướng trên mọi nền tảng trực tuyến. Số đông khách hàng thường thích nghe và xem video hơn là đọc các bài viết. Để có được một video thành công, bạn nên đầu tư về mặt hình ảnh, phân đoạn và sắp xếp các bố cục để thể hiện một cách rõ ràng ý tưởng của mình.

Bước 6: Đăng Case Study của mình lên mạng xã hội

Case Study là gì? Mạng xã hội là nơi Case Study phát triển nhất
Mạng xã hội là nơi Case Study phát triển nhất

Nơi phù hợp nhất để bạn chia sẻ các Case Study của mình đó chính là các trang mạng xã hội. Sở dĩ độ lan tỏa của nó cực kỳ nhanh và có thể liên kết với đa kênh. Cho phép bạn gắn thẻ khách hàng cũng như chia sẻ các bài đăng, ảnh thumbnail đẹp và liên quan đến chủ đề Case Study, đầu tư content thu hút và gắn link dẫn đến trang web của Case Study ở cuối bài.

Hiện nay các mạng xã hội phù hợp nhất để bạn chia sẻ Case Study đó là: Twitter, Facebook, Linkedln, Instagram…Hơn nữa bạn có thể tận dụng các hội nhóm có khả năng quan tâm đến chủ đề Case Study để chia sẻ cho nhiều thành viên khác.

Bước 7: Sử dụng Case Study trong Email Marketing

Nếu như đã có sẵn một danh sách phân đoạn theo ngành, ví dụ như tín dụng, bảo hiểm…thì bạn có thể tận dụng Email Marketing. Nếu duy trì việc gửi thư cá nhân sẽ giúp bạn nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng ở hiện tại và tương lai, giữ chân họ bằng các Case Study thành công từ nhóm khách hàng cũ. Khi áp dụng hình thức này bạn nên lưu ý về cách đặt tiêu đề, văn phong và lỗi chính tả để thể hiện sự chuyên nghiệp.

Bước 8: Đào tạo nhân viên sale về các Case Study

Đào tạo nhân viên sale về các Case Study là gì
Đào tạo nhân viên sale về các Case Study

Không có cách đào tạo nào thích hợp và hiệu quả hơn bằng các Case Study hoặc các tình huống kinh doanh mà các nhân viên khác đã thành công trong quá khứ. Hãy chú ý đến từng vị trí trước khi bạn lựa chọn một Case Study phù hợp với nội dung đào tạo cho nhân viên.

Tuy nhiên, hình thức này chỉ thực sự phù hợp với nhân viên sale. Khi có sẵn những kịch bản và bài học cụ thể về từng tình huống, từng giai đoạn thì cuộc nói chuyện sẽ trở nên dễ dàng, trôi chảy hơn cho nhân viên sale. Từ đó họ sẽ dễ thuyết phục khách hàng làm họ đi đến quyết định chốt sale nhanh hơn.

Bước 9: Gắn Case Study vào chữ ký Email của bạn

Bạn không nên xem nhẹ việc gắn liên kết đến một Case Study thành công trong chữ ký Email của bạn. Bởi điều này cực kỳ hữu ích đối với đội ngũ bán hàng.

Bước 10: Vận dụng các Case Study trong đào tạo

Tất cả những Case Study của khách hàng được xem là tài sản vô giá đối với những nhân viên mới. Nó hỗ trợ cũng như thúc đẩy mua bán, niềm tin cũng như sự hiểu biết về lời đề nghị của bạn.

Bước 11: Mở một ngân hàng về Evergreen Presentations

Thiết lập một ngân hàng về Evergreen Presentations
Thiết lập một ngân hàng về Evergreen Presentations

Trái ngược với những nội dung cập nhật theo xu hướng, các nội dung Evergreen có giá trị trị tồn tại theo thời gian, được rất nhiều độc giả quan tâm vì nó có giá trị cung cấp thông tin. Nếu bạn xây dựng một ngân hàng có các bài thuyết trình về Case Study, chúng sẽ được lưu giữ và tái sử dụng ở rất nhiều nơi và nhiều thời điểm khác nhau: đăng trên trang web, cho đội ngũ bán hàng, mạng xã hội, trong đào tạo đội ngũ nhân viên…

Bước 12: Tạo Case Study trên SlideShare

Thông qua bài đăng, bạn có thể trình bày chi tiết hơn về tiến hành đăng tải nó lên SlideShare. SlideShare sở hữu đến 60 triệu người dùng cho phép bạn khai thác và chia sẻ trên các trang mạng xã hội.

Bài viết trên đây chúng ta đã cùng tìm hiểu về Case Study là gì cũng như hiểu rõ hơn về phương pháp nghiên cứu và áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả nhất. Nếu chưa từng áp dụng hãy thử ngay Case Study nhé!

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

Bài viết cùng chuyên mục

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *