Trong kinh tế học thì thuật ngữ “Chiến lược sản phẩm” không còn gì xa lạ, dùng để miêu tả một cách bao quát tầm nhìn, mục tiêu của doanh nghiệp về sản phẩm. Đây được xem là một trong những chiến lược không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về khái niệm này cũng như cách xây dựng chiến lược cho sản phẩm một cách hiệu quả nhé!
Chiến lược sản phẩm là gì?
Chiến lực sản phẩm hiểu đơn giản là lộ trình được sử dụng để phát triển sản phẩm hoặc tính năng, nó còn bao gồm tất cả những nhiệm vụ cần phải hoàn thành do các cấp quản lý đưa ra nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Cụ thể chiến lược sản phẩm vạch rõ các sản phẩm mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp. Nó mô tả vấn đề mà bạn cần phải giải quyết cũng như tác động của nói đối với khách hàng và công ty.
Đồng thời, chiến lược sản phẩm đóng vai trò là nền tảng cơ sở giúp bạn đo lường mức độ thành công của sản phẩm đó trước, trong và sau khi sản xuất. Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp đề cập đến chiến lược sản phẩm chiếm đến 70% bất cứ lúc nào họ đưa ra các quyết định sang trọng. Chính vì vậy việc tạo ra một chiến lược kỹ lưỡng, chi tiết là một điều hết sức cần thiết mới đảm bảo được việc hoàn thành mọi kế hoặc một cách chính xác và đúng hạn.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm?
Tầm nhìn thị trường
Yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất liên quan đến chiến lược sản phẩm đó chính là tầm nhìn thị trường. Tầm nhìn thị trường sẽ mô tả đối tượng sẽ sử dụng sản phẩm của bạn và cơ hội đó có ý nghĩa như thế nào đối với công ty, doanh nghiệp. Nó giúp làm nổi bật mục tiêu khách hàng của bạn, cách bạn định vị sản phẩm như thế nào và gia tăng yếu tố cạnh tranh so với những đối thủ trên thị trường.
Ngoài ra, tầm nhìn thị trường của công ty nên bao gồm một kế hoạch tiếp cận thị trường và giải thích rõ nhu cầu của khách hàng và phương thức bạn sẽ cung cấp một đề nghị cạnh tranh.
Mục tiêu sản phẩm
Trong quá trình tạo ra chiến lược phát triển sản phẩm không thể bỏ qua các mục tiêu rõ ràng trước đó. Đây chính là những mục tiêu hoặc chỉ số cụ thể mà bạn cần đạt được khi xây dựng và phát triển sản phẩm của mình. Chính vì vậy mà nó tiêu chí này được ví giống như kim chỉ nam, đảm nhận vai trò hướng dẫn cho nhóm phát triển sản phẩm để từ đó đo lường được tỷ lệ phần trăm thành công khi sản phẩm được phát hành.
Bên cạnh đó, khi mục tiêu được thiết lập xong điều quan trọng mà bạn cần thực hiện tiếp theo là đảm bảo thời gian hoàn thành đã được mặc định ban đầu, tránh ảnh hưởng đến kế hoạch lâu dài.
Sáng kiến sản phẩm
Tương tự như mục tiêu sản phẩm, sáng kiến sản phẩm cũng có phương thức hoạt động không khác là mấy nhưng chúng lại manh tính khái niệm hơn. Đây là những xu hướng hoặc ý tưởng có tầm ảnh hưởng lớn mà bạn cần phải triển khai kịp thời cho các sản phẩm của mình.
Ví dụ cụ thể như là khi GoSELL đã tung ra giải pháp bán hàng đa kênh của mình với mục tiêu chính hướng đến không chỉ giới hạn ở việc bán phần mềm. Công ty GoSELL còn mong muốn trở thành một tập đoàn dẫn đầu trong lĩnh vực tự động hóa tiếp thị, cung cấp nhiều cơ hội kinh doanh mới cho khách hàng của mình. Họ đã liên tục đưa ra những sáng kiến sản phẩm như: mở rộng quan hệ đối tác, cải thiện tính năng…để đạt được các kế hoạch đã đặt ra trong năm.
Ở sáng kiến sản phẩm, đòi hỏi chúng ta vừa phải phân tích sơ lược về sản phẩm. Thế nhưng mỗi một doanh nghiệp sẽ có một cách vận hành riêng biệt tùy thuộc vào tính chất sản phẩm hoặc kỳ vọng của bộ phận quản lý. Vậy chiến lược sản phẩm cụ thể như thế nào thì mới có thể sử dụng tại doanh nghiệp? Sau đây hãy cùng chúng mình đi làm rõ nhé!
Các loại chiến lược sản phẩm
Chiến lược chi phí
Chiến lược chi phí hay còn được gọi là chiến lược giá chủ yếu tập trung vào việc tạo ra sản phẩm tốt nhất mà lại có mức giá thấp nhất. Nó sẽ chính là yếu tố để doanh nghiệp đánh giá các nguồn lực đang được sử dụng và xác định cách tối thiểu hóa chi phí trong suốt quá trình sản xuất.
Đối với những ngành công nghiệp đại trà khi mà những sản phẩm tung ra thị trường tương đối giống hệt nhau về chất lượng. Nhưng nếu bạn tạo ra được một sản phẩm thấp hơn mức giá bán của đối thủ cạnh tranh thì chắc chắn cơ hội sản phẩm của bạn sẽ được số đông khách hàng yêu thích và lựa chọn.
Chiến lược khác biệt hóa
Trong chiến lược sản phẩm, chi phí không phải là yếu tố duy nhất trong quá trình khác biệt hóa sản phẩm của bạn. Chúng ta hoàn toàn có thể biến chúng trở nên thật sự nổi bật với việc sử dụng những vật liệu tốt nhất. Hoặc là cung cấp những tính năng mang đậm tính chất đột phá so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Chiến lược khác biệt hóa sẽ chủ yếu tập trung vào việc tạo cho sản phẩm của công ty, doanh nghiệp bạn một đặc điểm khác biệt, ấn tượng và dễ gây dấu ấn khó phai mờ trong lòng khách hàng.
Chiến lược tập trung
Một doanh nghiệp nếu có cơ sở khách hàng lớn thì chiến lược tập trung sẽ là sự lựa chọn không ngoan, sáng suốt để tạo ra một sản phẩm có sức thu hút nhóm đối tượng cụ thể nào đó. Thường thì chiến lược tập trung luôn đạt được hiệu quả cao, vì nó nhắm thẳng trực tiếp nhu cầu của một nhóm người được chọn để tạo ra giải pháp cá nhân hóa cho họ.
Hơn thế nữa, chiến lược tập trung còn được xem là một trong những phương thức tuyệt vời khi doanh nghiệp muốn xây dựng lại niềm tin, lòng trung thành nhắm đến nhóm đối tượng khách hàng mới.
Chiến lược chất lượng
Đôi khi điều có thể giúp cho mặt hàng của bạn trở nên nổi bật và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh chính là sản phẩm và thương hiệu đằng sau đó. Chiến lược chất lượng chính là tập trung vào những khách hàng đang tìm kiếm những mặt hàng đạt chất lượng cao nhất trên thị trường. Song song đó, chiến lược sản phẩm nói chung và chiến lược chất lượng nói riêng giá cả thường khá cao để bù đắp lại những khoản chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất. Thế nhưng điều này không thể ngăn cản một số người mua khi họ tin rằng nó hoàn toàn xứng đáng với những gì mà họ bỏ ra.
Chiến lược dịch vụ
Nhiều khách hàng có thể đang tìm kiếm một sản phẩm nhất định. Thế nhưng để đi đến quyết định có mua hàng hay không thường họ sẽ dựa vào dịch vụ khách hàng mà công ty, doanh nghiệp bán sản phẩm đó cung cấp. Thông qua việc cung cấp phản hồi nhanh chóng kết hợp với dịch vụ sau bán hàng tốt hơn. Lòng trung thành của khách hàng cũng như thương hiệu dù có ở bất kỳ thị trường nào đều được xây dựng một cách bền vững và dài lâu.
Bật mí 6 bước xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả
Cần xác định tầm nhìn sản phẩm
Tại sao sản phẩm của bạn có thể tồn tại? Chúng ta cần suy nghĩ về cách nó đóng góp một phần vào sứ mệnh chung của công ty, doanh nghiệp và nó cần những gì để đạt được mục tiêu kinh doanh của bạn. Điều bạn cần lưu ý là tầm nhìn sản phẩm của doanh nghiệp cần phải đủ đơn giản, ngắn gọn để giúp cho các bộ phận liên quan hiểu và thực hiện được nó một cách thành công.
Doanh nghiệp nên có một tầm nhìn đầy tham vọng nhưng cũng phải đảm bảo đủ tính khả thi để đạt được thành công vào một thời điểm cụ thể trong tương lai. Trong đó, nhiệm vụ được xem là cốt lõi nhất chính là quan tâm, giải quyết triệt để các vấn đề của khách hàng.
Xác định thị trường mục tiêu
Khi bạn đã có tầm nhìn về cách sản phẩm giúp ích cho khách hàng, tiếp theo bạn cần xác định đối tượng để tiến hành thực hiện điều này. Trường hợp dòng sản phẩm của bạn sản xuất ra chủ yếu dành cho các cá nhân thì nên tìm hiểu về mức thu nhập, nghề nghiệp hoặc nhu cầu và sở thích của đối tượng khách hàng mục tiêu. Thường công ty cần phải tập trung khu vực địa lý, tập trung vào các ngành nhất định.
Đầu tiên chiến lược sản phẩm của bạn cần xác định rõ một phân khúc khách hàng hẹp để nắm rõ mục tiêu, cùng với đó là 1 – 3 nhu cầu cụ thể mà mặt hàng của bạn sẽ giải quyết cho phân khúc đó. Điều này sẽ cho phép bạn tập trung vào nâng cao, cải thiện sản phẩm và ưu tiên xây dựng các tính năng một cách cụ thể vừa nhắm đúng mục tiêu, vừa thúc đẩy phát triển doanh thu.
Tìm hiểu nhu cầu khách hàng
trong các bước xây dựng chiến lược sản phẩm không thể không đề cập đến tiêu chí tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Nhóm khách hàng của bạn đang hướng đến mục tiêu chính là gì? Để giải quyết được vấn đề này bắt buộc bạn phải tương tác để tìm ra những khó khăn mà khách hàng đang mắc phải, cũng như kỳ vọng của bạn về các đề xuất giải pháp. Nếu như công ty, doanh nghiệp của bạn tạo ra được một sản phẩm tốt hơn rất nhiều so với các mặt hàng thay thế hiện có thì việc khách hàng chuyển sang lựa chọn thương hiệu của bạn sẽ là điều hiển nhiên.
Cần xác định điểm khác biệt trong sản phẩm
Trừ trường hợp bạn muốn tạo ra một thị trường hoàn toàn mới nếu không nhóm khách hàng mà bạn đang hướng đến đã và đang sử dụng một mẫu sản phẩm thay thế khác. Chính vì vậy những sản phẩm mà bạn làm ra không thể ngang bằng với đối thủ mà cần phảo có thểm những điểm nhấn nổi bật, mới mẻ và thú vị để thu hút và thuyết phục người mua chuyển đổi thương hiệu. Một khi bạn đã chỉ ra được các yếu tố khác biệt trong cạnh tranh, ý tưởng cần phải được thảo luận với đội ngũ và phát triển sản phẩm. Đồng thời bạn cần phải truyền đại lại lợi ích mà nó mang đến cho khách hàng cũng như các bên liên quan.
Phát triển lộ trình chiến lược
Dù là đang làm việc gì bạn cũng cần phải lập ra một tổ hợp với các mục tiêu rõ ràng kèm theo đó là kết quả đã được dự đoán từ trước. Đây đều là những điều chịu tác động mạnh mẽ bởi khách hàng và thị tiềm năng của bạn. Có một lưu ý là mỗi khi bạn đưa ra các chiến lược, mục tiêu mới hãy nhớ ghi lại chúng một cách chi tiết trong tài liệu chiến lược cùng với các kết quả. Tất cả là để đo lường mức độ thành công trong một khoảng thời gian cụ thể.
Phương pháp tiếp cận thị trường
Phần cuối cùng nằm trong tài liệu chiến luộc sản phẩm cung cấp và định hướng cho bạn làm sao để việc đưa sản phẩm của mình đến thị trường một cách tốt nhất đó chính là phác thảo phương pháp tiếp cận thị trường.
Ví dụ về chiến lược sản phẩm: Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách nhắm mục tiêu đến một phân khúc khách hàng nhỏ đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm của bạn cao nhất. Sau đó mới dần dần mở rộng quy mô đối tượng người dùng.
Thực hiện quản lý chiến lược sản phẩm
Để các chiến lược sản phẩm được tối ưu hóa thì ngoài những bước đã nêu ở trên chúng ta cũng không thể thiếu bước quản lý sản phẩm. Nếu quản lý sản phẩm tốt thì kéo theo việc chỉ số đo lường của các chiến lược đã triển khai càng chính xác, tăng hiệu quả và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Để làm được điều đó, bạn cần phải ứng dụng công nghệ vào quy trình quản lý. Đây được xem là biện pháp khả thi được đông đảo công ty, doanh nghiệp triển khai.
Lợi ích của tính năng quản lý sản phẩm
- Cho phép bạn tạo, chỉnh sửa và xóa sản phẩm một cách dễ dàng, nhanh chóng cũng như thiết lập từ khóa SEO đi kèm trong thời gian ngắn để đưa sản phẩm lên top tìm kiếm
- Giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông qua việc tạo bộ sưu tập sản phẩm, người mua có thể nhận biết theo đặc tính của sản phẩm
- Tích hợp bộ lọc tìm kiếm mặt hàng theo mã vạch, theo tên, mã IMEI và mã SKU…kết hợp với tính năng sắp xếp thứ tự ưu tiên để đẩy nhanh quá trình tìm kiếm sản phẩm, trải nghiệm mua sắm được nâng cao
- Bạn có thể tùy chỉnh giá của sản phẩm: giá gốc, giá niêm yết, giá bán, thuế, giá bán sỉ…cho từng nhóm đối tượng khách hàng riêng
- Tính năng quản lý giúp bạn nắm được những mã hàng tông kho nhờ vào mã SKU, barcode, mã IMEI…tiết kiệm thời gian và công sức cho nhà quản trị
- Các kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Website và các shop bán hàng đều được đồng bộ trên phần mềm quản lý một cách chi tiết
Kết luận
Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã biết được tầm quan trọng của chiến lược sản phẩm cũng như làm thế nào để doanh nghiệp của bạn xây dựng được một chiến lược phát triển phù hợp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khi tìm hiểu bài viết, bạn hãy để lại một lời nhắn để Vsign giải đáp trong thời gian ngắn nhất nhé!