Social media marketing là gì? Các bước triển khai SMM bạn cần biết

Social media marketing là gì? Tại sao có rất nhiều doanh nghiệp triển khai dự án này đến vậy? Nếu bạn cũng đang gặp phải những thắc mắc này thì đừng bỏ lỡ bài chia sẻ hôm nay của chúng mình nhé. Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp một cách chi tiết nhất cũng như gợi ý các bước xây dựng Social media marketing hiệu quả.

Social media marketing là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu về Social media marketing, chúng ta cần phải hiểu được thế nào là Social media. Định nghĩa khái quát nhất chính là Social Media là tập hợp những ứng dụng và trang web cho phép người dùng chia sẻ mọi nội dung và tham gia mạng xã hội trực tuyến. Thông qua hình thức này để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu gia tăng lượt truy cập website từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.

Social media marketing bao gồm các hoạt động như là: Tương tác với người dùng, sáng tạo nội dung, phân tích kết quả và chạy quảng cáo.

Social media marketing - Tiếp thị truyền thông xã hội
Social media marketing – Tiếp thị truyền thông xã hội

Phân loại Social media marketing

Social media marketing gồm những loại nào, hãy cùng Vsign tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Content Marketing

Nếu bạn chưa hiểu rõ về Content Marketing thì đây chính là quá trình phát triển và phân phối nội dung bằng các hình thức bằng các blog, các bài đăng, hình ảnh, video, podcast…với mục đích chính là thu hút và giữ chân khách hàng.

Quảng cáo

Quảng cáo chính là hình thức truyền tải thông điệp của công ty, doanh nghiệp của bạn bằng hình ảnh, âm thanh và sử dụng nguồn tài trợ cộng đồng hoặc chi phí cá nhân để quảng bá dịch vụ, sản phẩm. Bên cạnh đó, quảng cáo thường được xem là một thông điệp trả tiền mà doanh nghiệp kiểm soát. Các hình thức quảng cáo phổ biến có thể nhắc đến như là: Quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên TV, quảng cáo trên mạng xã hội, trên website…

Người tài trợ mạng xã hội là một loại kết hợp, chính là nơi mà thương hiệu đưa tiền hoặc sản phẩm cho một tài khoản người dùng để quảng cáo bán hàng. Còn về phía người tài trợ sẽ là một tổ chức hoặc một người cung cấp tiền cho một tài khoản mạng xã hội để đổi lại các lợi ích tương xứng.

Influencer Marketing

Chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội - Influencer Marketing
Chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội – Influencer Marketing

Thêm một cách hiệu quả giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu đã đề ra chính là cách sử dụng người ảnh hưởng trong các hoạt động marketing trên mạng xã hội. Người có tầm ảnh hưởng thường là những cá nhân có lượng người theo dõi cao, lượng tương tác khủng trên các nền tảng mạng xã hội. Bởi vậy, khi công ty hợp tác với người có tầm ảnh hưởng trong chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội sẽ tiếp cận đến đông đảo công chúng mục tiêu và kích thích hành vi mua hàng của họ, thương hiệu của bạn sẽ trở nên tốt đẹp hơn trong mắt công chúng…

Một số ví dụ điển hình về influencer Marketing:

  • Review sản phẩm trên mạng xã hội
  • Tạo ra sản phẩm đồng thương hiệu và kết hợp influencer trong các chiến dịch
  • Chia sẻ mã giảm giá, khách hàng mục tiêu sẽ có những cơ hội nhận lạo những deal hấp dẫn
  • Chia sẻ các bài quảng cáo để giới thiệu sản phẩm mới
  • Sử dụng người ảnh hưởng để sáng tạo nội dung cho nhãn hàng, chẳng hạn như video quảng cáo trên blog, Tiktok…

Truyền thông Marketing trả tiền

Social media marketing là gì? Công cụ tiếp thị truyền thông xã hội là phần không thể thiếu
Social media marketing là gì? Công cụ tiếp thị truyền thông xã hội là phần không thể thiếu

Social media marketing là gì? Trong Social media marketing không thể thiếu việc truyền thông trả chi phí đề cập tới nỗ lực marketing không tự nhiên trên nền tảng được trả phí. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh online truyền thông trả phí là một cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy để quảng cáo một sản phẩm đến với nhiều đối tượng bạn cần phải mua không gian quảng cáo trực tuyến. Hay nói cách khác truyền thông trả tiền chính là một phần trong chiến lược truyền thông tổng thể của thương hiệu để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Các loại truyền thông Marketing trả tiền mà bạn có thể tham khảo:

  • Quảng cáo tìm kiếm
  • Truyền thông mạng xã hội trả phí
  • Quảng cáo tự nhiên
  • Quảng cáo banner
  • Quản trị mạng xã hội

Quản trị mạng xã hội chính là một cách tiếp cận tự nhiên nhất, công ty nỗ lực tương tác với khách hàng để từ đó từng bước gia tăng lượt theo dõi, lượt thích và tạo được mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng và thương hiệu.

Lợi ích của Social media marketing

Social media marketing là gì
Social media marketing là gì

Sau khi đã hiểu được Social media marketing là gì, tiếp theo chúng ta cùng đi sâu vào tìm hiểu liệu Social media marketing mang đến những lợi ích nào cho công ty, doanh nghiệp của bạn? Như các chuyên gia về Marketing đã nói, Social media marketing được thúc đẩy nhờ năng lực vô song của truyền thông xã hội thông qua 3 lĩnh vực tiếp thị chính: kết nối, tương tác và dữ liệu khách hàng.

  • Kết nối: Social media marketing không chỉ cho phép các công ty kết nối với khách hàng theo những cách trước đây không thể thực hiện được. Mà còn đó một loạt các cách đặc biệt để kết nối với nhóm khách hàng mục tiêu từ các trang web xã hội (như Facebook), nền tảng nội dung (YouTube), cho đến các dịch vụ tiểu blog (Twitter).
  • Tương tác: Bản chất của tương tác trên các phương tiện mạng xã hội, cho dù là giao trực tiếp hay gián tiếp. Đều cho phép các doanh nghiệp tận dụng cơ hội quảng cáo miễn phí từ các đề xuất eWOM (truyền miệng điện tử) giữa khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Không những tạo được hiệu ứng lan truyền tốt, khiến người tiêu dùng đi đến quyết định nhanh. Mà thực tế Ewom diễn ra trên mạng xã hội khiến chúng có thể đo lường được.
  • Dữ liệu khách hàng: Social media marketing là gì? Nếu một kế hoạch Social media marketing được triển khai tốt sẽ cung cấp một nguồn tài nguyên vô giá thúc đẩy kết quả tiếp thị: dữ liệu khách hàng. Bạn không còn bị choáng ngợp bởi nguồn dữ liệu lớn 3V, các công cụ SMM có khả năng trích xuất dữ liệu khách hàng và biến nó thành phân tích thị trường có thể hành động, hoặc thậm chí là để thu thập dữ liệu mới.

Những ưu và nhược điểm của Social media marketing

Social media marketing đã giúp cho rất nhiều công ty, doanh nghiệp gắn mình vào lộ trình tiếp thị bán hàng một cách hiệu quả. Đây cũng là một kênh bổ sung và tin nhắn đến một lượng lớn người tiêu dùng đáng kể hơn so với cơ sở dữ liệu. Chúng ta cùng điểm qua một vài điểm mạnh và điểm yếu của Social media marketing như sau:

Ưu điểm

Tiếp cận được nhiều nhóm đối tượng: Có trên 4 tỷ người sử dụng tất cả các kênh mạng xã hội, một lượt chia sẻ bài đăng có thể giúp tăng khả năng hiển thị thương hiệu của bạn theo cấp số nhân.

  • Sự hài lòng của khách hàng được cải thiện: Thường thì các tổ chức không chỉ tiếp thị khách hàng trên phương tiện truyền thông xã hội mà còn tương tác với họ. Dần dần điều này có thể cải thiện, nâng cao dịch vụ khách hàng và tiến tới mối quan hệ 1 – 1.
  • Tối ưu các chi phí bán hàng & tiếp thị: Khi được triển khai chính xác, chi phí quản lý của một chương trình truyền thông xã hội có thể thấp. Ngoài ra, một khi đã có kiến thức, các nhóm tiếp thị, đội ngũ và chiến lược chương trình doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí.
  • Tăng lưu lượng truy cập cho website: Một cách tuyệt vời để để thu hút lượng truy cập cho trang web thương hiệu của công ty chính là các bài đăng trên mạng xã hội. Quảng cáo nội dung blog, ưu đãi trang đích và hơn thế nữa có thể thu hút và giữ chân khách hàng nhấp vào cũng như tương tác với sản phẩm của mình.
  • Tạo được những Insigt khách hàng hiệu quả hơn: Khi áp dụng các tính năng phân tích kết hợp báo cáo từ các trang mạng xã hội cung cấp thông tin chi tiết của những người theo dõi trang của họ là ai, nội dung họ quan tâm là gì và cách khách hàng muốn tương tác với thương hiệu của bạn.
Tầm quan trọng của tiếp thị truyền thông xã hội
Tầm quan trọng của tiếp thị truyền thông xã hội

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội kể trên, Social media marketing cũng có một vài nhược điểm như là:

  • Social media marketing tốn nhiều thời gian để triển khai: Doanh nghiệp cần khá nhiều thời gian để triển khai các chiến dịch truyền thông xã hội để đảm bảo chúng đạt hiệu quả. Đồng thời các nhóm tiếp thị cũng cần liên tục lấp đầy các nội dung mới và trả lời các câu hỏi. Điều này có thể gây khó khăn cho các nhóm tiếp thị nhỏ trong khi thực hiện toàn bộ khả năng của SMM.
  • Nguồn lực triển khai cần đủ tiêu chuẩn: Công ty cần có người hoặc nhóm người có chuyên môn và phù hợp để điều hành một kế hoạch tiếp thị trên mạng xã hội. Chìa khóa ở đây chính là những người dày dặn kinh nghiệm, biết lập ra kế hoạch và lường trước những rủi ro.
  • Cần triển khai trong thời gian dài để tối ưu ROI: SMM luôn là một khoản đầu tư dài hạn, mặc dù các nền tảng truyền thông xã hội ROI rất cao nhưng không đồng nghĩa với việc bao giờ cũng đạt kết quả mong đợi. Sự thành công của một dự án SMM không được quyết định bởi một phần nội dung mà cần rất nhiều phần thực hiện lâu dài.
  • Đối thủ dễ dàng tận dụng nội dung của bạn: Social media marketing là gì? Hạn chế tiếp theo của Social media marketing là khi đăng tải lên trang mạng xã hội cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần chấp nhận để cho cả thế giới nhìn thấy mọi nội dung. Đối thủ của bạn chắc chắn sẽ nghiên cứu và tệ nhất là sẽ lấy ý tưởng của bạn và đăng lên fanpage của họ.
  • Danh tiếng thương hiệu dễ bị ảnh hưởng: Social media marketing có thể mở rộng phát triển thương hiệu nhưng cũng dễ bị đánh giá tiêu cực thông qua việc khách hàng sử dụng mạng xã hội để trút bỏ sự thất vọng. Và vì tính chất công khai của các nền tảng bất cứ điều gì công ty làm hoặc nói đều sẽ bị nhìn thấy và phản ứng. Chính vì vậy, các thương hiệu nên rút ngắn thời gian phản hồi để giảm thiểu rủi ro.

Các bước để triển khai Social Media Marketing hiệu quả

Để có thể triển khai được một kế hoạch hoạt động Social media marketing hiệu quả, bạn có thể tham khảo các bước cụ thể như dưới đây:

Bước 1: Lên chiến lược

Tiếp thị truyền thông xã hội cho doanh nghiệp nhỏ cần áp dụng các bước triển khai
Tiếp thị truyền thông xã hội cho doanh nghiệp nhỏ cần áp dụng các bước triển khai

Lên chiến lược hay còn gọi là Strategy chính là công việc đầu tiên mà công ty, doanh nghiệp cần thực hiện. Ở bước này, công ty bạn cần phải xác định KPIs cụ thể, kinh phí, hình thức chiến dịch cho từng kênh và nhóm khách hàng mục tiêu. Trường hợp khách hàng mục tiêu ở đây là doanh nghiệp thì Linkedin sẽ là lựa chọn tốt. Còn nếu khách hàng mục tiêu là Facebook hay YouTube sẽ phù hợp hơn.

Cụ thể khi lên chiến lược Social media marketing bạn cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Mục tiêu của công ty khi áp dụng Social media marketing là gì?

Mỗi một doanh nghiệp sẽ có một chiến lược Social media marketing riêng dựa vào định hướng phát triển, ngành kinh doanh, thời điểm, nền tảng social medial…Thế nhưng mục tiêu hàng đầu mà Social media marketing hướng tới vẫn là tạo ra sự gắn kết giữa người dùng và nhãn hàng, tăng nhận thức về thương hiệu, tăng số lượt nhấp vào trang web của mình (trafic).

Social media marketing là gì? Nó còn hỗ trợ doanh nghiệp tạo ra nhiều tương tác xoay quanh thương hiệu, tạo ra một cộng đồng có nhiều hoạt động như một kênh chuyên hỗ trợ người mua. Dù mục tiêu có là gì thì việc đặt ra cột mốc hoặc số liệu cụ thể sẽ giúp cho công ty dễ dàng theo dõi được tiến độ hoàn thành mục tiêu.

Social media marketing là gì
Social media marketing là gì
  • Nền tảng Social media marketing mà doanh nghiệp cần tập trung xây dựng là gì?

Những nền tảng Social media marketing phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là YouTube, Facebook, Instagram, Snapchat, Twitter và Linkedln. Những nền tảng mới nổ hiện nay như là TikTok hay Tumblr hoặc các giao diện ngắn tin như Wechat, WhatsApp và Messenger. Để bắt đầu một hoạt động Social media marketing, công ty chỉ nên chọn một vài nền tảng mà khách hàng mục tiêu thường sử dụng hơn là tất cả các nền tảng bởi có thể gây ra sự lãng phí, các rủi ro không nên có.

  • Doanh nghiệp muốn chia sẻ loại nội dung nào?

Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần nghiên cứu xem loại content nào sẽ hấp dẫn, thu hút khách hàng nhất. Đó là dạng video hay hình ảnh? Nội dung mang tính giải trí hay giáo dục? Để giải quyết được những thắc mắc trên, bắt buộc doanh nghiệp cần phác thảo chân dung khách hàng cụ thể. Chân dung này không cần thiết phải cố định mà có thể thay đổi bất cứ lúc nào tùy vào kết quả hoạt động của các trang Social media.

Bước 2: Lên kế hoạch đăng bài

Lên kế hoạch đăng bài (Planning and Publishing) sẽ cực kỳ cần thiết đối với những doanh nghiệp mới, có quy mô nhỏ. Đăng bài cũng đơn giản như khi bạn chia sẻ video hay hình ảnh trên Social media. Tuy nhiên cần lưu ý lên kế hoạch một cách chi tiết thay vì đăng tải nội dung một cách tự phát. Ngoài ra để nội dung có cơ hội tiếp cận tối đa trên Social media, công ty cần đảm bảo những bài viết cần có nội dung lôi cuốn vào thời điểm đó.

Bước 3: Lắng nghe và tương tác

Làm thế nào để bắt đầu tiếp thị truyền thông xã hội? Lắng nghe và tương tác chính là giải pháp
Làm thế nào để bắt đầu tiếp thị truyền thông xã hội? Lắng nghe và tương tác chính là giải pháp

Social media marketing là gì? Việc lắng nghe và tương tác đóng một vai trò cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của công ty bạn. Một khi hoạt động kinh doanh trên Social media phát triển, thảo luận xoay quanh thương hiệu cũng tăng lên. Những khách hàng quan tâm sẽ like, bình luận và thậm chí là gắn thẻ và nhắn tin trực tiếp cho doanh nghiệp.

Thế nhưng, nhóm khách hàng tiềm năng cũng có thể có những trao đổi liên quan đến thương hiệu trên Social media nhưng công ty bạn không nắm bắt được. Chính vì vậy công ty nên theo dõi sát sao thảo luận của người dùng để nếu đó là bình luận tiêu cực, doanh nghiệp cần nhanh chóng và kịp thời phản hồi để giải quyết vấn đề trước khi tình hình trở nên xấu đi.

Doanh nghiệp sẽ mất khá nhiều thời gian và không hiệu quả khi kiểm tra toàn bộ bình luận xoay quanh thương hiệu trên toàn bộ hệ thống Social media bằng cách thủ công. Để khắc phục doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ lắng nghe để theo dõi và phân tích nhanh chóng, kịp thời.

Bước 4: Tiến hành phân tích

Social media marketing là gì
Social media marketing là gì

Dù tương tác với khách hàng hay xuất bản nội dung, công ty doanh nghiệp cần nắm được kết quả hoạt động marketing trên toàn bộ nền tảng Social media của mình. Để xem liệu các trang đó có thu hút số người theo dõi cao hơn so với tháng trước? Lượt truy cập tích cực trong tháng qua là bao nhiêu? Người sử dụng hashtag thương hiệu trên các bài đăng đang ở con số nào?

Việc đo lường các chỉ số này sẽ giúp công ty, doanh nghiệp vạch ra các chiến lược để cải thiện truy cập trang web cũng như tỷ lệ chuyển đổi mong muốn. Điều gì đã thúc đẩy một người nào đó vào page của doanh nghiệp và trở thành khách hàng? Tìm ra đáp án chính là kết quả của quá trình phân tích.

Hiện nay có 3 loại công cụ tìm kiếm điển hình giúp các doanh nghiệp phân tích số liệu các kênh Social media marketing bao gồm: Công cụ được chèn vào nền tảng đó (Integrated Analytics), công cụ phân tích từ chính nền tảng đó (In – platform Analytics, và công cụ đo lường dựa trên KPI (Measure against KPIs).

Lưu ý có bạn trước khi bắt đầu, công ty nên biết rằng các chỉ số chỉ hiệu quả nếu họ biết rõ ý nghĩa cũng như thấy được tình trạng kinh doanh đằng sau những con số. Nói cách khác nếu bạn chỉ biết thu thập các thông tin nhưng không hiểu rõ ý nghĩa của các con số hày hoặc thu thập các con số không có ý nghĩa thì hoạt động đánh giá sẽ trở nên vô nghĩa.

Bước 5: Quảng cáo

Social media marketing là gì
Social media marketing là gì

Khi đã đủ ngân sách để doanh nghiệp quảng cáo phát triển trên Social media marketing, bạn không nên vội quảng bá ngay mà cần phải cân nhắc Social media marketing vì quảng cáo trên Social media sẽ giúp công ty bạn tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Việc quảng cáo cực kỳ quan trọng và cần thiết để giúp cho doanh nghiệp nhắm đến những nhóm khách hàng tiềm năng nhất.

Trường hợp bạn đang chạy nhiều chiến dịch Social media marketing cùng lúc, công ty nên xem xét sử dụng những công cụ có thể tự động hóa quy trình để tiết kiệm thời gian để tự động hóa quy trình tối ưu hóa những quảng cáo này.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về Social media marketing là gì? Mà Vsign muốn gửi tới bạn. Qua đó chúng ta có thể thấy chiến dịch này cực kỳ quan trọng và cần thiết để công ty và doanh nghiệp tìm được những cơ hội phát triển lâu dài và bền vững. Theo dõi Vsign để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác như: mô hình AIDA, lập kế hoạch marketing,… đã được chúng mình chia sẻ ở những bài viết trước nhé!

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

Bài viết cùng chuyên mục

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *