Làm thế nào để tiến hành một quy trình marketing tuần tự, hiệu quả mà không bị sa đà vào những yếu tố gây mất tập trung? Đây là vấn đề rất nhiều marketer nói riêng và các doanh nghiệp nói chung rất dễ gặp phải. Một trong những cách giải quyết được rất nhiều người lựa chọn đó là tạo Action Plan nhằm quản lý thời gian và tạo sự tập trung. Vậy Action Plan là gì? Làm thế nào để xây dựng được Action plan hiệu quả? Tất cả sẽ được vsign bật mí ngay trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi ngay nhé!
Action plan là gì? Vai trò của Action Plan trong marketing
Với một marketer chuyên nghiệp, Action Plan chính là người bạn đồng hành tuyệt vời, giúp mỗi chiến dịch marketing đều đạt được hiệu quả. Vậy Action Plan là gì?
Action Plan thực chất là một bản kế hoạch hành động, có tác dụng định hướng và đo lường tiến độ thực hiện các chiến lược marketing. Bản kế hoạch hành động cho từng doanh nghiệp có thể khác nhau, tuy nhiên sẽ đảm bảo các yếu tố cơ bản như mục tiêu, chiến lược hoặc các kế hoạch đi kèm.
Xây dựng kế hoạch hành động có ý nghĩa đối với việc dự phòng trở ngại, đồng thời giúp marketer xác định đúng phương hướng. Mục đích cuối cùng mà những bản Action Plan này hướng tới đó chính là hiệu quả làm việc và sự tập trung cần thiết.
Cụ thể một số lợi ích của việc lập kế hoạch hành động như sau:
- Xác định rõ phương hướng thông qua từng bước cần thực hiện, thời điểm hoàn thành, từ đó sẽ xác định được mục tiêu cần đạt được.
- Tạo và duy trì động lực, thể hiện thái độ chuyên nghiệp, cam kết đối với dự án.
- Theo dõi sát sao tiến độ thực hiện dự án nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng.
- Liệt kê và sắp xếp những nhiệm vụ cần ưu tiên hoàn thành trước.
>>> Xem thêm: Quy trình Marketing: 6 Bước để thành công trong mọi lĩnh vực
Một kế hoạch hành động bao gồm những gì?
Sau khi tìm hiểu về định nghĩa và vai trò của Action Plan là gì, tiếp theo mình sẽ chia sẻ về những yếu tố cần cho một bản kế hoạch. Mỗi một bản kế hoạch hành động được lập ra có thể có sự khác biệt, tuy nhiên sẽ có những yếu tố cơ bản và quan trọng không thể thiếu. Cụ thể:
- KPI: Là chỉ số hiệu suất chính, được sử dụng để đánh giá hiệu quả chiến dịch, tiến độ thực hiện chiến dịch.
- Deadline: Là khung thời gian của một chiến dịch, hay còn được hiểu là thời hạn hoàn thành các nhiệm vụ chính trong dự án.
- Sản phẩm: Là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong các chiến dịch tiếp thị sản phẩm, do đó, đừng quên ghi sản phẩm vào bản kế hoạch hành động.
- Tuyên ngôn về sứ mệnh của doanh nghiệp: Có thể yếu tố này không quá nổi bật, tuy nhiên nó đảm bảo các kế hoạch marketing tiếp theo không lệch khỏi sứ mệnh doanh nghiệp.
- Ngân sách cho chiến dịch tiếp thị: Đây cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định tới việc lựa chọn chiến dịch tiếp thị.
Quy trình 6 bước xây dựng Action Plan hoàn hảo
Các bước để xây dựng Action Plan là gì? Cùng mình tìm hiểu ngay trong phần dưới đây nhé.
Bước 1: Xác định mục tiêu chiến dịch marketing
Trước hết, để xây dựng được một kế hoạch hành động chúng ta sẽ cần xác định rõ mục tiêu marketing cần đạt được là gì. Dựa trên những thông tin này chúng ta sẽ biết được những giá trị mong muốn đạt được sau khi thực hiện Action Plan. Thông thường, để xác định mục tiêu marketing chúng ta có thể sử dụng phương pháp SMART với các yếu tố: Sự cụ thể, Khả năng đo lường được, tính khả thi, thính thực tế và thời gian hoàn thành.
Việc xây dựng mục tiêu theo phương pháp SMART giúp những người cùng tham gia vào dự án marketing nắm được và thực hiện đúng theo mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý xây dựng mục tiêu marketing phù hợp với mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định KPI
KPI trong bản Action Plan là gì? Đó chính là những chỉ số giúp doanh nghiệp đo lường kết quả và tiến độ hoàn thành kế hoạch. Bước này không quá phức tạp, hãy lựa chọn từng chỉ số KPI và tiến hành đánh giá mức độ hiệu quả trong quá trình thực hiện Action Plan.
Bước 3: Xác định thị trường mục tiêu
Xác định thị trường mục tiêu là bước đầu giúp doanh nghiệp định hình được hình mẫu của khách hàng mục tiêu. Trong bước này, hãy xác định thật chính xác các thông tin như nhân khâu học, nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, cần kết hợp phân tích mục tiêu và xây dựng các kế hoạch liên quan để đạt được mục tiêu.
Bước 4: Phát triển chiến lược
Bước tiếp theo trong Action Plan là gì? Đó chính là phát triển chiến lược marketing một cách toàn diện nhất. Để làm được điều này chúng ta sẽ sử dụng các công cụ trong Marketing Mix:
- Sản phẩm: Tìm ra sự khác biệt, vượt trội của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh, giúp thỏa mãn tối đa nhu cầu học vấn đề mà khách hàng gặp phải.
- Kênh phân phối: Là nơi phân phối sản phẩm đến với khách hàng, đồng thời cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm.
- Giá: Chiến lược giá sản phẩm cũng là một phần quan trọng, cần đề cập trong Action Plan. Hãy liệt kê, so sánh giá với các đối thủ và đưa ra giải pháp phù hợp, có tính cạnh tranh.
- Kênh xúc tiến: Là những phương thức truyền tải thông điệp truyền thông, cách thức truyền tải nhằm tăng nhận diện thương hiệu và kích thích mua hàng.
Bước 5: Xác định đối thủ cạnh tranh
Khi tìm hiểu về định nghĩa Action Plan là gì chúng ta sẽ thấy cả những thông tin về đối thủ cạnh tranh được liệt kê. Những thông tin cần khai thác về đối thủ cạnh tranh bao gồm cả điểm mạnh, điểm yếu và các đặc điểm quan trọng khác. Việc đưa thông tin đối thủ vào Action Plan sẽ giúp marketer có cái nhìn tổng quan nhất và dễ dàng đưa ra so sánh. Thông qua bước này doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược marketing phù hợp nhất.
Bước 6: Phân công công việc cụ thể
Sau khi đã có những ý tưởng về chiến lược marketing cụ thể, bước tiếp theo hãy phân chia thành những nhiệm vụ và giao cho từng người thực hiện. Tốt nhất, cần xác định được vai trò cụ thể của từng người, từ đó đảm bảo trách nhiệm hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Việc nghiên cứu và nắm rõ Action Plan là gì rất quan trọng bởi nói quyết định việc phân công và hoàn thành nhiệm vụ có nhịp nhàng và hiệu quả hay không.
Như vậy, việc tìm hiểu Action Plan là gì và các bước xây dựng Action Plan là vô cùng quan trọng. Bất kỳ doanh nghiệp hay đội ngũ marketing nào trước nếu muốn hoàn thành tốt mục tiêu marketing cũng nên sử dụng bản kế hoạch hoạt động này.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ về định nghĩa Action Plan là gì cùng những hướng dẫn xây dựng bản kế hoạch. Dựa trên những thông tin này, hy vọng anh em có thể áp dụng và đạt được hiệu quả trong những chiến dịch marketing. Liên hệ ngay Vsign nếu có những thắc mắc cần giải đáp nhé!