Performance Marketing là gì? Những điều bạn cần biết về Performance Marketing

Trong thời đại Digital hiện nay, có vô vàn những cách tiếp cận tốt mang đến hiệu quả cao trong Marketing. Một trong số đó không thể không kể đến đó chính là Performance Marketing – Một hình thức ra đời dựa trên sự phát triển của Data. Vậy Performance Marketing là gì? Cách thức hoạt động ra làm sao? Qua bài viết dưới đây, Vsign sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về Performance Marketing nhé!

Performance Marketing là gì?

Trước khi muốn tìm hiểu về cách thức hoạt động thì bạn cần biết Performance Marketing là gì? Đúng như tên gọi của nó, Performance Marketing chính là chiến dịch Digital Marketing dựa trên kết quả. Thông qua nó mà doanh nghiệp có thể tính toán được chi phí cần chi ra để tiếp cận cũng như tương tác với khách hàng. Chính vì vậy Performance Marketing được xem là một loại hình lý tưởng cho các công ty đang muốn tìm cách tiếp cận đối tượng mục tiêu với quy mô lớn.

Ngoài ra, Performance Marketing cũng còn được hiểu là một hình thức Digital marketing theo hướng dịch vụ. Điều này có nghĩa là chỉ cần trả tiền cho các nhà cung cấp dịch vụ marketing khi họ đã đáp ứng được hay hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra. Chỉ tiêu ở đây có thể bao gồm: khả năng tăng sale hay thu về bao nhiêu khách hàng tiềm năng, phần trăm click chuột. Hay nói cách khác đây chính là Marketing dựa trên sự hiệu quả.

Performance Marketing là gì?
Performance Marketing là gì?

Vai trò và tầm quan trọng của Performance Marketing

Sau khi đã nắm rõ được định nghĩa về Performance Marketing là gì rồi, tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu xem liệu Performance Marketing có thực sự cần thiết và quan trọng đối với các công ty doanh nghiệp hiện nay.

Thực tế thì Performance Marketing hết sức quan trọng bởi vì nó đánh giá mức độ hiệu quả dựa trên kết quả mang lại. Và trong kỷ nguyên Digital vai trò của Performance Marketing về mặt lý thuyết chính là chỉ cần có tiền bạn sẽ nhận được những điều mình mong muốn. Thực tế, cùng một chiến dịch những chi tiêu để quảng cáo có thể khác nhau, phụ thuộc vào nhiều biến số.

Các công ty nhận thấy rằng họ phải hải chi trả phần lớn ngân sách cho việc quảng bá tiếp thị, kết nối và tạo ra nhóm khách hàng tiềm năng. Thế nhưng nó sẽ trở nên vô nghĩa khi nhóm khách hàng tiềm năng không hề có chất lượng tốt như mong đợi.

Bạn có biết được điều gì sẽ xảy ra nếu thay vì chi tiêu số tiền quảng cáo khó kiếm được của bạn cho các lần nhấp chuột và hiển thị? Lúc này phải chăng bạn có thể hoàn toàn tập trung vào các chỉ số KPI tạo ra các kết quả kinh doanh thực tế như chuyển đổi bán hàng, khách hàng tiềm năng Đây chính là vai trò cũng như tầm quan trọng của Performance Marketing trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Cách thức hoạt động của Performance Marketing như thế nào?

Sau khi đã hiểu được khái niệm cũng như vai trò của Performance Marketing là gì, chắc chắn bạn lại không khỏi tò mò về Performance Marketing hoạt động như thế nào? Không để bạn phải chờ đợi lâu hơn nữa, Vsign sẽ giải thích giúp bạn ngay dưới đây.

Performance Marketing sẽ bao gồm 4 nhóm tất cả. Mỗi nhóm sẽ có yêu cầu, bắt buộc làm việc đồng bộ để mang lại kết quả mong muốn cuối cùng. Cụ thể chi tiết về 4 nhóm như sau:

Retailers và Merchants

Trong Performance Marketing, Retailers và Merchants còn được gọi là nhà quảng cáo. Hay nói cách khác họ là những người tìm cách giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình thông qua các đối tác liên kết hay “nhà xuất bản”. Tất cả những công ty, doanh nghiệp trong nhóm này sẽ vạch ra các mục tiêu chiến dịch và trả tiền sau khi đã thực hiện được những mục tiêu đó.

Theo thống kê cho thấy có đến 49% quyết định mua hàng phụ thuộc hoàn toàn vào việc đề xuất của các influencers. Điều này đã góp một phần không hề nhỏ trong việc khẳng định hiệu quả việc liên kết với các đối tác liên quan đến thúc đẩy doanh số. Đáng chú ý là nó còn hỗ trợ thúc đẩy doanh số bán hàng, gia tăng ROI theo thời gian thực và thu hút nhóm khách hàng mới.

Publishers và Affilitas

Nhóm thứ hai trong Performance Marketing chính là Publishers hoặc Affiliates, đây là những đối tác Marketing thuộc Performance Marketing. Thế nhưng trên thực tế họ là những blog hay trang web đánh giá dịch vụ, sản phẩm hoặc hơn thế nữa.

Về bản chất, các đơn vị liên kết như một phần mở rộng thương hiệu. Bằng cách sử dụng mạng xã hội và các trang web có sức ảnh hưởng, họ giúp nâng cao hoạt động của nhà bán lẻ. Đồng thời các nhà bán ler cần có chiến lược cũng như hiểu rõ những gì mà các đơn vị liên kết này cần từ người bán.

Các mạng lưới Affiliate và nền tảng theo dõi của bên thứ ba

Nhóm tiếp theo có mặt trong Performance Marketing chính là các mạng lưới Affiliate và đối tác theo dõi của bên thứ 3. Đây được hiểu là một “sàn giao dịch” cung cấp cho bạn rất nhiều những dịch vụ. Chúng bao gồm:

  • Công cụ liên quan đến banners, text links
  • Khả năng tự tổng hợp thông tin
  • Giải quyết mọi vấn đề liên quan
  • Thanh toán hoa hồng

Đối với nhà tiếp thị liên kết và người bán, đây chính là một cách để doanh nghiệp theo dõi khách hàng. Các sàn dao dịch sẽ giúp bạn xác định chính xác đâu là nhóm khách hàng tiềm năng, số lượng nhấp chuột là bao nhiêu, chuyển đổi và hiệu suất chiến dịch tổng thể.

OPMs hoặc Affiliate Managers

OPMs hay Affiliate Managers chính là những người hỗ trợ doanh nghiệp trong Performance Marketing. Dù người quản lý các đơn vị liên kết có thể là nhân viên nội bộ, thế nhưng các thương hiệu lựa chọn làm việc với các đại lý để quản lý toàn bộ các chương trình hoặc là hỗ trợ nhóm nội bộ.

Đơn giản là vì mạng lưới đối tác liên kết mà họ nắm giữ cũng như vì sự nghiệp. Với những quy trình đã được kiểm chứng thì các Affiliate Manager có khả năng mang đến lợi ích to lớn. Thông qua cơ sở dữ liệu đối tác mạnh mẽ, họ có chuyên môn và nguồn lực cao để hỗ trợ thúc đẩy kết quả nhanh hơn.

Đo lường độ hiệu quả Performance Marketing bằng cách nào?

Những chỉ số được sử dụng để đo lường mức độ hiệu quả của Performance Marketing là gì? Một số chỉ số và KPI dưới đây được sử dụng thường xuyên trong tiếp thị hiệu suất:

  • Cost Per Impression (CPM): Cơ bản là các lần hiển thị cũng như lượt xem quảng cáo của bạn. Với CPM bắt buộc doanh nghiệp cần phải trả tiền cho mỗi nghìn lượt xem.
  • Cost Per Click (CPC): Có nghĩa là nhà quảng cáo sẽ trả tiền dựa trên số lần quảng cáo của họ được chấp nhận. Đây được xem là một cách tốt để thúc đẩy lưu lượng truy cập vào trang web của bạn.
  • Cost Per Sales (CPS): Với CPS công ty bạn chỉ cần trả tiền khi bạn thực hiện bán hàng do quảng cáo thúc đẩy. Thường thì hệ thống này được áp dụng rất nhiều trong tiếp thị liên kết.
  • Cost Per Leads (CPL): Tương tự như giá mỗi lần bán hàng, với CPL bạn phải chi trả khi có ai đó đăng ký một thứ gì đó. Ví dụ như hội thảo trên web hoặc bản tin email. Cost Per Leads sẽ tạo ra khách hàng tiềm năng chính vì vậy mà bạn có thể theo dõi người mua để thúc đẩy doanh số bán hàng.
  • Cost Per Acquisition (CPA): Chính là giá mỗi chuyển đổi tương tự như CPS và CPL nhưng có phần tổng quát hơn. Với cấu trúc này, khi người tiêu dùng hoàn thành một hành động cụ thể ngay lập tuwcss nhà quảng cáo sẽ trả tiền. Có thể là bán hàng hay chia sẻ thông tin liên hệ của họ, truy cập blog của bạn…

Performance Marketing có ưu điểm gì?

3 lý do hàng đầu dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu tại sao Performance Marketing luôn xứng đáng là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều công ty, doanh nghiệp:

Hiệu suất dễ theo dõi

Performance Marketing là gì? Các chiến dịch Performance Marketing được xây dựng với mục đích rõ ràng để theo dõi và đo lường. Cộng với sự trợ giúp của các công cụ phân tích dữ liệu thông minh khác nhau được thiết kế đặc biệt cho các Performance Marketer. Việc nắm bắt nhịp độ của các chiến dịch và điều chỉnh chúng để mang lại kết quả tốt hơn.

Rủi ro thấp

Với Performance Marketing, các marketer sẽ biết được chính xác điều gì đang xảy ra với các kế hoạch ở từng giai đoạn cụ thể. Điều này sẽ đặt họ vào một vị trí tốt hơn nhiều để có thể tối ưu hóa và giảm thiểu những rủi ro bất cứ lúc nào cần thiết. Đồng thời, với ít rủi ro hơn thì đồng nghĩa với việc thời gian khởi chạy dự án sẽ nhanh hơn.

Tập trung vào ROI

Performance Marketing luôn luôn hướng đến ROI. Chính vì vậy trong tâm trí của nó luôn mong muốn cải thiện độ hiệu quả của đồng tiền bỏ ra cho marketing. Điều này sẽ đảm bảo rằng các chiến dịch Performance liên tục tiến đến những kết quả tốt nhất, từ đó nâng cao thương hiệu trên tất cả các chỉ số. Chưa hết, nó còn hỗ trợ tăng khách hàng tiềm năng cũng như doanh số bán hàng.

Những kênh Performance Marketing phổ hiện nay

Bạn đã biết được các doanh nghiệp phát triển hiện nay thường sử dụng các kênh Performance Marketing phổ biến nào chưa? Nếu chưa thì hãy cũng chúng mình liệt kê qua một số kênh phổ biến của loại hình này nhé!

Native Advertising

Native Advertising hay quảng cáo tận dụng sự xuất hiện tự nhiên của một trang web hoặc page để quảng bá nội dung được tài trợ. Ví dụ cụ thể đó là: những video đã được tài trợ có thể xuất hiện trong phần “xem tiếp theo” của trang Youtube. Bên cạnh đó, các quảng cáo tự nhiên cũng khá là phổ biến trên trang web thương mại điện tử, bạn dễ bắt gặp chúng trên Facebook Marketplace.

Quảng cáo tự nhiên mang lại hiệu quả cao vì nó cho phép nội dung được tài trợ của bạn hiển thị một cách liền mạch bên cạnh các loại nội dung không cần trả phí khác. Thường thì người dùng sẽ khó phân biệt được giữa các loại nội dung này. Chính vì vậy mà thương hiệu của bạn được cho phép quảng cáo một cách tự nhiên nhất.

Affiliate Marketing

Affiliate Marketing hay còn được gọi là tiếp thị liên kết. Đây là một loại hình Digital Marketing giúp công ty liên kết với các nhà quảng cáo. Sau khi mong muốn của doanh nghiệp được thực hiện hóa thì những advertiser này sẽ được thanh toán. Mà phổ biến nhất vẫn là hình thức Affiliate liên quan đến việc chuyển đổi mua bán sản phẩm.

Điều này sẽ liên quan trực tiếp đến việc hợp tác với các trang review, trang web giảm giá. Nếu phức tạp hơn, có thể liên quan đến việc hợp tác với người có ảnh hưởng, người dùng blogger hoặc YouTube. Đây cũng chính là hình thức phổ biến nhất trong Performance Marketing hiện nay.

Banner (Display) Ads

Display Ads hay Banner chính là một biến thể thu gọn của Native Advertising thuộc Performance Marketing. Nếu như bạn thường xuyên online, chắc chắn bạn sẽ thấy rất nhiều những quảng cáo hiển thị bằng hình ảnh các trang web hay mạng xã hội. Tất cả những quảng cáo này đều xuất hiện bên cạnh ở phần tin tức trên Facebook. Hoặc có thể là ở đầu hoặc cuối trang web tin tức mà bạn đang truy cập.

Mặc dù hiện nay, quảng cáo hiển thị hình ảnh đang dần bất đi sự hấp dẫn do có rất nhiều các hình thức trình chặn quảng cáo. Thế nhưng vẫn có rất nhiều doanh nghiệp vẫn tìm kiếm thành công với quảng cáo hiển thị hình ảnh thông qua việc sử dụng nội dung tương tác, các video kết hợp thiết kế đồ họa hấp dẫn.

Những kênh Performance Marketing phổ hiện nay
Những kênh Performance Marketing phổ hiện nay

Content marketing

Content Marketing chính là một kênh khác của Performance Marketing. Nó có mục đích chính là “giáo dục” khách hàng. Theo Simplilearn thì loại hình content marketing có chi phí thấp hơn 62% so với Outbound Marketing. Đồng thời nó còn tạo ta số lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp nhiều gấp ba lần.

Ngoài ra, Content Marketing trọng tâm là cung cấp những thông tin hữu ích cho người dùng. Song song đó, nó còn là việc đặt thương hiệu của bạn vào một ngữ cảnh nhất định. Ví dụ như: Một công ty sản xuất đồ gia dụng có thể viết một loạt các bài đăng trên blog với những thông tin về tính tiện ích, công dụng của sản phẩm và liên kết với những chất liệu mà họ bán. Content Marketing là một kênh bao gồm các bài đăng trên website, blog hay fanpage…

Social Media

Đối với Performance Marketing, mạng xã hội chính là một thiên đường khi mang đến rất nhiều cơ hội tiếp cận người dùng, từ đó hướng họ đến trang web của bạn. Bên cạnh đó, khách hàng còn có thể chia sẻ nội dung được tài trợ của bạn theo một cách tự nhiên nhất.

Những hành động trên đã giúp doanh nghiệp bạn có cơ hội mở rộng phạm vi tiếp cận đến nhiều đối tượng hơn vượt xa mục tiêu ban đầu. Facebook sở hữu nhiều dịch vụ phong phú nhất cho Performance Marketing. Thế nhưng các nền tảng khác như Linkedln, Twitter và Instagram cũng cung cấp nhiều cơ hội để bạn tiếp cận khách hàng mới.

Search Engine Marketing

Search Engine Marketing hay còn được gọi tắt là SEM. Hầu như các nghiên cứu trực tuyến được thực hiện thông qua các công cụ tìm kiếm. Điều này có nghĩa là một trang web được tối ưu hóa cho SEM là điều hết sức cần thiết. Đối với Performance Marketing, trọng tâm hướng đến là gia tăng CPC, nhất là quảng cáo có trả tiền.

Trong khi đó SEM không phải trả tiền cho loại tiếp cận này. Đã có nhiều Performance Marketer dựa vào Content Marketing cùng vơi các trang đích được tối ưu hóa cho SEO nhằm nâng cao hiệu suất Digital Marketing của họ.

Bắt đầu Performance Marketing như thế nào?

Việc tìm hiểu Performance Marketing là gì để đo lường thành công tất cả các chiến dịch bạn triển khai, điều quan trọng là phải thiết lập mục tiêu. Cho dù đó là bán sản phẩm hay tạo ra nhận thức về thương hiệu điều quan trọng là phải đặt ra mục tiêu khởi chạy. Vậy bắt đầu Performance Marketing bằng cách nào?

Xây dựng các mục tiêu trong Digital Marketing

  • Tăng traffic của website
  • Tăng lượt truy cập của nhóm đối tượng mới và đối tượng hiện tại
  • Chuyển đổi
  • Bán hàng

Một khi bạn đã thiết lập được mục tiêu của chiến dịch của mình, bạn mới có thể sử dụng nền tảng quảng cáo để các chiến dịch nhắm đến các mục tiêu cụ thể. Khi có được các mục tiêu, hãy bắt đầu khởi chạy chiến dịch và hướng tới kết quả.

Xây dựng các mục tiêu trong Digital Marketing
Xây dựng các mục tiêu trong Digital Marketing

Kế hoạch sau khởi chạy

Sau khi khởi chạy các chiến dịch bắt đầu tạo ra các dữ liệu. Điều này phụ thuộc rất lớn vào marketer trong việc tối ưu hóa các chiến dịch riêng lẻ đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên marketer cũng cần tối ưu hóa các nguồn quảng cáo hoạt động tốt nhất.

Hãy theo dõi sát sao các số liệu thống kê để phân tích xác định nguồn lưu lượng truy cập nào tốt nhất để có thể phân bổ các quỹ quảng cáo tương ứng. Áp dụng Performance Marketing để tăng lợi nhuận và tăng doanh thu đầu tư.

Bài viết trên đây chúng mình đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về khái niệm Performance Marketing là gì? Song song đó là các chia sẻ về phương pháp để xây dựng một chiến dịch Performance Marketing sao cho hiệu quả nhất. Hy vọng phần tổng hợp kiến thức hôm nay sẽ giúp ích cho công việc marketing doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững.

Đừng quên truy cập Vsign để biết thêm nhiều kiến thức về Marketing cơ bản như: chiếc lược marketing mix, lập kế hoạch marketing, chiến lược truyền thông,… sao cho hiệu quả nhất.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

Bài viết cùng chuyên mục

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *