Quá trình SEO website thành công hay không được tính bằng các chỉ số đo lường cụ thể. Một trong những chỉ số chứng minh chất lượng website cực kỳ quan trọng và cần lưu ý đó chính là Bounce rate. Vậy Bounce rate là gì? Chỉ số này có ảnh hưởng thế nào đến kết quả SEO? Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ những kiến thức liên quan đến Bounce rate và cách giảm tỉ lệ thoát trang tốt nhất. Cùng khám phá ngay nhé!
Tổng quan về Bounce rate
Bounce rate là gì?
Bounce rate hay còn được biết đến là tỷ lệ thoát trang, được tính bằng phần trăm số lần truy cập duy nhất một trang trên một website. Bounce rate được tính khi đó là lượt truy cập duy nhất và rời đi ngay mà không thực hiện thêm bất kỳ hành động nhấp vào nội dung khác.
Chẳng hạn, tỷ lệ Bounce rate trang web đo lường được là 70%. Điều đó có nghĩa là với 100 lượt truy cập website có tới 70 lượt click vào và rời đi ngay và 30 lượt thực hiện hành động để xem thêm các nội dung khác.
Khi tìm hiểu Bounce rate là gì chúng ta sẽ thấy đây là một chỉ số cực kỳ quan trọng đối với các SEOer. Cụ thể Bounce rate sẽ có những nhiệm vụ như sau:
- Là con số biểu thị mức độ hài lòng của khách hàng khi truy cập vào website. Nếu chỉ số Bounce rate quá cao, điều đó đồng nghĩa những nội dung trên trang web không đủ để đáp ứng nhu cầu người dùng. Đó là lý do khiến họ vừa truy cập trang web đã ngay lập tức thoát ra mà không tiếp tục hành động khác.
- Chứng minh chất lượng trang web có tốt hay không, điều này ảnh hưởng đến kết quả do Google đánh giá trên bảng xếp hạng tìm kiếm.
- Biết tỉ lệ Bounce rate là gì sẽ giúp SEOer phán đoán trang web có tỷ lệ chuyển đổi cao hay thấp.
Một trang web có tỷ lệ thoát trang bao nhiêu là ổn?
Bounce rate thể hiện tỷ lệ thoát trang, do đó tỷ lệ này càng thấp sẽ càng có lợi cho trang web. Tốt nhất các chỉ số này chỉ nên nằm trong khoảng 60% trở lại.
Tuy nhiên, tỷ lệ thoát trang cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn, nếu website thuộc dạng tin tức, blog sẽ có lượt click đọc mỗi ngày, đọc từ bài này sang bài khác. Việc đọc và mở các trang liên tiếp sẽ giúp tỉ lệ Bounce rate của website thấp hơn.
Ngược lại, những trang web được tìm kiếm trên Google hoặc những trang quảng cáo sẽ thường có Bounce cao. Điều này phụ thuộc vào tâm lý tìm kiếm thông tin của người dùng. Khi họ đã tìm kiếm được thông tin cần thiết họ sẽ thoát khỏi trang web mà không thực hiện thêm hành động nào.
Khi tìm hiểu Bounce rate là gì một cách bài bản và kỹ lưỡng chúng ta sẽ thấy, không phải lúc nào tỷ lệ Bounce rate cao cũng là không tốt. Những chỉ số này tốt hay xấu sẽ liên quan đến cả loại hình trang web chúng ta xây dựng. Tuy nhiên, hầu hết các website hiện này đều yêu cầu tỷ lệ thoát trang thấp, với mục đích có được thứ hạng tốt trên bảng xếp hạng tìm kiếm.
Nguyên nhân gây ra tình trạng Bounce rate là gì?
Những người là SEO luôn muốn tỉ lệ Bounce rate của website ở mức thấp, do đó các biện pháp giảm tỷ lệ thoát trang là không thể thiếu. Tuy nhiên, trước đó chúng ta sẽ cần tìm hiểu nguyên nhân gây tăng cao tỷ lệ Bounce rate là gì? Một vài nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tăng tỷ lệ thoát trang có thể kể đến như:
Tốc độ tải trang chậm
Thời gian chờ đợi vài giây đôi khi không đáng kể, tuy nhiên nó lại quyết định tới số lượng người dùng rời khỏi trang ngay sau khi truy cập. Đây cũng là một nguyên nhân khiến tình trạng Bounce rate tăng cao.
Vì vậy, tăng tốc độ tải trang sẽ giúp giảm tỷ lệ thoát trang, đồng thời cải thiện thứ hạng tìm kiếm hiệu quả.
Nội dung trên website không chất lượng
Nội dung trang web quyết định đến hành động của khách hàng. Nếu nội dung không đáp ứng nhu cầu tìm kiếm sẽ khiến họ thoát trang ngay lần đầu truy cập. Trường hợp nội dung website chất lượng sẽ thu hút khách hàng ở lại, đồng thời có thể dẫn dắt họ truy cập vào những bài viết khác trên website.
Trải nghiệm người dùng trên website kém
Không chỉ nội dung, những yếu tố khác như hình ảnh, thiết kế,, bố cục,… cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và quyết định họ ở lại hay rời đi. Do đó, nếu cảm thấy chỉ số Bounce rate của trang web quá cao, hãy kiểm tra toàn bộ bố cục, màu sắc website để có sự điều chỉnh phù hợp.
Tiêu đề và mô tả không đồng nhất nội dung
Giật tít hay tạo ra những tiêu đề hấp dẫn là cách thu hút khách hàng hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này sẽ phản tác dụng nếu tiêu đề không đồng nhất với nội dung. Nếu những nội dung trong bài viết không thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm, khách hàng sẽ nhanh chóng rời đi.
Không thêm liên kết nội bộ trong trang web
Khi tìm hiểu nguyên nhân gia tăng chỉ số Bounce rate là gì chúng ta có thể thấy liên kết nội bộ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Những liên kết nội bộ sẽ dẫn dắt khách hàng từ trang này đến trang khác có nội dung tương đồng. Đây là cách cải thiện tỉ lệ thoát trang vô cùng hữu ích, giúp định hướng người dùng sau khi đọc xong bài viết. Do đó, gắn liên kết nội bộ là bước vô cùng quan trọng trong SEO website.
Website bị lỗi kỹ thuật
Nếu tỷ lệ thoát trang đột ngột tăng cao, anh em nên kiểm tra nguyên nhân gây Bounce rate là gì. Rất có thể, sự gia tăng đột ngột này có liên quan đến các lỗi kỹ thuật, khiến người dùng không tải được trang web. Thường thì những lỗi kỹ thuật này có thể là lỗi 404, lỗi plugin hoặc javascript,… vì vậy hãy kiểm tra và khắc phục nhé.
Cách tính tỷ lệ thoát trang trên Google Analytic
Bounce rate là gì và làm thế nào tính được tỉ lệ này chính xác? Thực tế, với những người làm SEO thì bước đo lường này khá đơn giản. Các số liệu này có thể thu thập được từ các bản báo cáo trên Google Analytic như Acquisition, Behavior hay Conversion.
Chẳng hạn, nếu muốn kiểm tra chỉ số Bounce rate là gì chúng ta có thể truy cập vào mục Behavior > Site Content > All Pages report.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể kiểm tra tye lệ thoát trang riêng lẻ với công cụ Google Analytic. Cụ thể việc tìm kiếm sẽ thông qua các tính năng nâng cao, giúp thu hẹp kết quả tìm kiếm bằng các câu lệnh.
Cách tính tỷ lệ thoát trang cho 1 trang web
Công thức tính Bounce rate là gì? Với một trang web riêng lẻ chúng ta có thể sử dụng cùng một công thức, áp dụng với từng số liệu của mỗi trang. Cụ thể:
Bounce rate = Số phiên trên một trang/ Tổng số phiên bắt đầu từ trang
Ví dụ: Một trang web có 100 lượt người dùng truy cập, tuy nhiên trong số đó có 20 người thoát ra ngay lập tức mà không thực hiện thêm yêu cầu nào. Khi đó, tỉ lệ thoát trang sẽ là 20/100 = 20%.
Cách tính tỷ lệ thoát trang cho toàn bộ website
Bounce rate của toàn bộ trang web được tính theo công thức:
Bounce rate = Số phiên trên một trang/ Tổng số phiên
Ví dụ: Một trang web có tổng cộng 100 lượt truy cập, tuy nhiên có 10 lượt trong số đó thoát ra ngay sau khi truy cập mà không thực hiện thêm hành động nào. Với trường hợp này chúng ta có thể tính tỉ lệ thoát trang như sau: 10/100 = 10%.
Những yếu tố ảnh hưởng tới Bounce rate
Yếu tố ảnh hưởng tới Bounce rate là gì? Dưới đây là một số yếu tố mình đã tổng hợp và chia sẻ lại:
Mục đích/Hành vi khách hàng
Mục đích tìm kiếm của người dùng trong từng giai đoạn sẽ là khác nhau. Người dùng sẽ nhanh chóng rời khỏi trang web nếu thông tin, nội dung không đủ thỏa mãn họ. Ngoài ra, cũng có những trang web cung cấp đầy đủ thông tin nhưng khách hàng vẫn rời đi. Đó là biểu hiện cho thấy website đã thỏa mãn toàn bộ tìm kiếm của khách hàng, khiến họ không cần tìm kiếm thêm thông tin khác.
Loại hình website
Ảnh hưởng của loại hình website tới Bounce rate là gì? Tùy thuộc vào loại hình website mà tỉ lệ thoát trang sẽ khác nhau. Chẳng hạn, với website chỉ có một page duy nhất hoặc website được thiết lập trên flash, tỉ lệ này có thể lên đến 100%. Trong trường hợp này chúng ta chỉ nên tập trung vào Bounce rate của trang web của mình.
Loại hình Landing Page
Landing Page hay còn được biết đến là một trang liên hệ, khi người dùng cần tìm kiếm thông tin liên hệ sẽ click vào. Điều đó cũng có nghĩa họ sẽ nhanh chóng thoát ra khi tìm kiếm được thông tin. Đó cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Bounce rate.
Chất lượng Landing Page
Bên cạnh những Landing Page cung cấp đầy đủ thông tin ngay cho khách hàng thì cũng có những trang không đảm bảo. Nguyên nhân có thể do trang Landing Page đó sắp xếp lộn xộn, không có mục kêu gọi hành động, không đưa ra thông tin liên hệ cũng sẽ khiến khách hàng thoát trang.
Loại hình content
Trong rất nhiều trường hợp, người dùng cảm thấy cần thêm thời gian để đọc nội dung Landing Page. Khi đó họ thường thực hiện thao tác Bookmark để đánh dấu và quay lại đọc sau. Điều này tương đối dễ hiểu, nhất là với những bài viết dài, khó để đọc hết trong khoảng thời gian ngắn. Khi cân nhắc yếu tố ảnh hưởng tới Bounce rate là gì thì đây cũng là một vấn đề không thể thiếu.
Loại hình kinh doanh
Nếu xét ảnh hưởng của lĩnh vực kinh doanh đến Bounce rate là gì thì điều này không quá khó hiểu. Tùy vào lĩnh vực khác nhau mà tỷ lệ thoát trang cũng sẽ có sự khác biệt. Chẳng hạn, trong lĩnh vực xuất bản, các trang web luôn có chỉ số Bounce rate cao hơn bình thường.
Chất lượng traffic
Nếu traffic đến website không thuộc đối tượng khách hàng mục tiêu thì tỉ lệ thoát trang cũng sẽ tăng cao. Đây là điều hiển nhiên bởi không phải đối tượng nào cũng quan tâm tới nội dung của website. Do đó, hãy xác định đúng yếu tố tác động đến Bounce rate là gì để tìm ra giải pháp.
Loại hình kênh truyền thông
Đây cũng là một yếu tố tạo ra sự khác nhau về tỷ lệ Bounce rate giữa các trang web. Thường thì những trang web có traffic từ mạng xã hội sẽ có Bounce rate cao hơn so với traffic Organic Search.
Đối tượng người dùng
Nếu anh em đã tìm hiểu về Bounce rate là gì sẽ có thể thấy sự ảnh hưởng của đối tượng người dùng tới chỉ số này. Những người dùng quen thuộc với thương hiệu sẽ ít rời bỏ trang hơn. Nếu muốn biết chi tiết chúng ta có thể truy cập theo đường dẫn: Google Analytics > Audience > Behavior > New vs. Returning.
Loại hình thiết bị
Ở đây chúng ta có thể hiểu là sự tương thích của website với máy tính hoặc với điện thoại. Nếu không có sự linh hoạt và đồng bộ giữa các thiết bị sẽ khiến tỉ lệ thoát trang tăng cao. Muốn kiểm tra thông số chúng ta sẽ truy cập theo địa chỉ: Google Analytic > Audience > Mobile > Overview.
Chỉ số Bounce rate của một trang web, mỗi lĩnh vực sẽ có sự khác biệt. Một trong những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy, tỷ lệ thoát trang của ngành công nghiệp ô tô ở mức thấp nhất là 46,34%. Ngược lại, tỷ lệ thoát trang cao nhất thuộc về các trang web tin tức với mức 65,35% (số liệu năm 2017).
Khi nào lượt truy cập duy nhất không được tính là Bounce rate?
Chúng ta cần có cái nhìn đúng về định nghĩa Bounce rate là gì. Không phải lúc nào lượt truy cập duy nhất của người dùng cũng được tính là Bounce rate. Nhiệm vụ của người làm SEO là thiết lập để Google Analytic đánh giá đúng về tỷ lệ thoát trang. Một số trường hợp lượt truy cập duy nhất không được coi là Bounce rate bao gồm:
Event Tracking
Khi người dùng truy cập website và khởi động một sự kiện được theo dõi thông qua Event Tracking Code và rời khỏi trang. Tuy nhiên sau đó họ không truy cập bất kỳ trang nào khác thì đó sẽ không bị tính là Bounce rate.
Một ví dụ đơn giản để giúp để giúp anh em hiểu sâu hơn về Bounce rate là gì như sau: Khi bạn truy cập vào một trang web trên một website và nhấn nút phát video (đã được theo dõi thông qua event tracking code). Nếu sau bước này chúng ta rời khỏi website từ landing page và không truy cập thêm trang khác thì đó không được tính là Bounce rate.
Nguyên nhân không được tính là bởi trong lượt truy cập này có tới 2 GIF request được đề xuất. Một GIF request là mã theo dõi của Google Analytic, một mã bởi event tracking code. Khi hiểu rõ Bounce là gì, rất nhiều người đã lựa chọn cài event tracking code vào trang web để làm giảm Bounce rate của website.
Social Interactions Tracking
Ý nghĩa của Social Interactions Tracking với Bounce rate là gì? Khi người dùng truy cập website và khởi động một sự kiện đã được theo dõi thông qua mã theo dõi phân tích tương tác xã hội. Sau khi thoát khỏi trang họ không đi đến bất kỳ trang nào khác thì đó không được tính là Bounce rate.
Ví dụ, nếu một người truy cập trang web, đọc bài viết và chia sẻ thông qua nút “Share” đang được theo dõi. Sau khi rời trang web họ không đi đến bất kỳ trang nào khác thì Google sẽ không coi đó là lượt thoát trang. Ở ví dụ này cũng có tới 2 GIF request xuất hiện, do đó hoàn toàn không phải Bounce rate.
Tracked Event tự động thực hiện
Với trường hợp này, mỗi lần tải trang sẽ tạo ra lượt truy cập duy nhất, tuy nhiên đó không được tính là thoát trang bởi có nhiều hơn 1 GIF request. Ví dụ dễ hiểu nhất để anh em biết Bounce rate là gì đó chính là các trang web có video tự động phát. Chỉ cần nhấp vào truy cập trang web, khi đó nút play sẽ tự động chạy và 1 GIF request sẽ được tính. Một GIF request tiếp theo sẽ được thực hiện bởi Google Analytic.
Trùng nhiều GATC trên trang web
Trương trường hợp một trang web chứa nhiều hơn 1 GATC, khi người dùng truy cập sẽ có ít nhất 2 GIF request được thực hiện. Đó chính là lý do dù chỉ truy cập 1 lần nhưng không được tính là một lượt thoát trang. Do đó anh em cần lưu ý để đảm bảo chỉ có 1 GATC trên trang web.
Cách giảm Bounce rate hiệu quả
Giảm Bounce rate là gì? Thực chất đây là quá trình tối ưu website để làm giảm tỷ lệ thoát trang, giúp website được Google đánh giá cao hơn. Đồng thời đây cũng là cách tốt nhất để gai tăng tỷ lệ chuyển đổi cho trang web. Nghe thì có vẻ khá phức tạp, tuy nhiên các thao tác này lại không quá khó như anh em nghĩ đâu nhé.
Dưới đây sẽ là chia sẻ về những phương pháp làm giảm tỉ lệ thoát trang, cùng mình khám phá ngay nhé!
Không tập trung vào những từ khóa hay kênh truyền thông có traffic giá trị thấp
Khi Khi keyword/kênh truyền thông không đáp ứng nhu cầu của người dùng họ sẽ lập tức thoát khỏi website ngay khi truy cập. Vậy cách xử lý trong trường hợp Bounce rate này là gì?
Trước hết, chúng ta cần xác định và tìm ra những traffic không đảm bảo chất lượng. Khi đã hoàn thành bước này chúng ta có thể thực hiện những hành động như sau:
- Dừng triển khai các chiến dịch liên quan đến từ khóa hay kênh truyền thông đó.
- Điều hướng để tập trung vào những key hay kênh truyền thông có traffic chất lượng hơn.
Xây dựng Landing Page để thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng
Một trường hợp cũng có thể xảy ra đó là traffic chất lượng nhưng landing page không đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Đó cũng là một lý giải cho nguyên nhân tình trạng Bounce rate là gì.
Theo các thống kê cho thấy, người dùng có 4 mục đích tìm kiếm cơ bản cần được đáp ứng. Với những từ khóa được tìm kiếm, chúng ta có thể tối ưu content phù hợp với nhu cầu khách hàng. Đó cũng là một cách hiệu quả để giảm tỷ lệ thoát trang.
Chẳng hạn, khi người dùng tìm kiếm thông tin về “bệnh đau dạ dày”, landing page cần cung cấp thông tin liên quan đến thuốc chữa bệnh và cả thông tin chi tiết về bệnh này. Nếu chỉ đưa thông tin về thuốc chữa bệnh sẽ rất dễ khiến người dùng thoát trang ngay.
Thêm Call To Action nổi bật cho phần Landing Page
Thể hiện CTA nổi bật là cách đơn giản nhất để thu hút và giữ chân khách hàng. Nếu không có CTA hoặc CTA không nổi bật sẽ rất khó để giữ khách hàng ở lại.
CTA có thể được làm nổi bật bằng cách sử dụng Heading, sub-heading để chỉ dẫn người dùng hướng vào CTA.
CTA phải liên quan đến Landing page được dẫn đến
CTA có thể là công cụ dẫn người dùng đến trang, tuy nhiên nó cũng có thể là nguyên nhân khiến họ thoát trang ngay lập tức. Các dạng CTA hiện nay khá đa dạng, có thể là dạng nút, dạng Banner, Video hay Link trên trang,…
Tuy nhiên, nếu CTA không liên quan đến nội dung được dẫn đến, khả năng thoát trang sẽ cực kỳ cao. Khi đó, người dùng sẽ có cảm giác bị lừa dối và không còn muốn ở lại trang web của chúng ta.
Nội dung trang web dễ hiểu
Một trang web có nội dung đơn giản, dễ hiểu sẽ thu hút và khuyến khích người dùng đọc hết. Nếu nội dung quá phức tạp và khó hiểu, họ sẽ có xu hướng bỏ qua. Kể cả khi những nội dung này hữu ích với họ, tuy nhiên quá khó để đọc hiểu ngay thì người dùng vẫn có xu hướng bookmark lại và thoát trang. Đây cũng là một nguyên nhân khiến tình trạng Bounce rate tăng cao.
Cách tốt nhất là tạo ra content đơn giản, dễ hiểu nhất để tiếp cận người dùng nhanh chóng. Nguyên tắc khi thực hiện những content này đó chính là sử dụng các câu đơn, lựa chọn từ ngữ dễ hiểu, dễ hình dung. Đặc biệt, sau khi hoàn thành bài viết, hãy chọn lọc và loại bỏ 20% câu chữ để nội dung súc tích hơn.
Thiết kế Landing Page thu hút, tối ưu Pagespeed
Trải nghiệm người dùng cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến Bounce rate. Vậy cách để giảm Bounce rate là gì nếu trải nghiệm người dùng chưa tốt?
Hãy tối ưu giao diện và tốc độ tải trang để thu hút người dùng, đồng thời không bắt họ phải chờ đợi quá lâu. Dựa trên nghiên cứu thực tế, người dùng chỉ sẵn sàng bỏ ra khoảng 8 giây để chờ đợi. Nếu lâu hơn thời gian này họ sẽ có xu hướng thoát trang ngay lập tức.
Những lý do khiến người dùng thoát trang, không tiếp tục truy cập bất kỳ trang nào của website có thể kể đến như:
- Thiết kế website xấu
- Điều hướng không tốt
- Bố cục không hợp lý, khó sử dụng
- Nhiều quảng cáo quá mức, làm phiền khách hàng
- Website quá nhiều chữ
- Định dạng không sáng tạo, không thu hút
- …
Với những vấn đề này, các nhà thiết kế web, SEOer phải lưu ý để điều chỉnh và khắc phục sao cho hợp lý.
Sử dụng Virtual Pageview/ Event Tracking cho nội dung trên nền tảng Ajax/Flash
Tối ưu trên nền tảng Ajax/Flash là một phương pháp giảm Bounce rate luôn có hiệu quả. Phần lớn người dùng khi truy cập vào những trang này đều không cần truy cập những trang khác trên website. Nếu chỉ theo dõi bằng công cụ thông thường tỷ lệ thoát trang sẽ lên đến 100%.
Vậy trong trường hợp này cách tối ưu Bounce rate là gì? Nếu theo dõi bằng Virtual Pageview hoặc Event Tracking thì những chỉ số này sẽ khác. Chính vì vậy đây là cách được nhiều người thực hiện khi đo lường tỷ lệ thoát trang.
Xây dựng chuỗi nhu cầu “tìm hiểu thêm”
Nếu nội dung trang web cung cấp đầy đủ thông tin cho người dùng, khi đọc xong họ sẽ thoát trang ngay lập tức. Do đó, cần phải kích thích sự tò mò, khơi gợi nhu cầu tìm kiếm thêm thông tin để họ không thoát trang ngay.
Ngoài ra, cũng có trường hợp nữa là nội dung trang web không đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, khiến người dùng thoát trang ngay và tiếp tục tìm kiếm ở trang web đối thủ.
Đó đều là những nguyên nhân khiến khách hàng không có nhu cầu hoặc không muốn ở lại trang web thêm. Vì thế, nhiệm vụ của chúng ta là cho người dùng lý do hợp lý để họ tiếp tục ở lại trang web và thực hiện các tương tác khác. Các đường dẫn có thể là “Bài viết liên quan”, “Sản phẩm tương tự”, “Tham khảo thêm”,… để gợi ý người dùng nhấp vào các trang khác.
Thực hiện Page Level Survey
Page Level Survey là phương án được tính đến nếu tất cả những cách trên đều không có hiệu quả. Cách thức thực hiện khá đơn giản, chúng ta chỉ cần thêm nút Like (Thumbs up) và Dislike (Thumbs down) vào cuối mỗi trang Landing Page. Nếu nút Thumbs down xuất hiện nhiều cũng chứng minh chất lượng content của trang web có vấn đề.
Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể sử dụng Qualaroo để tiếp nhận các phản hồi thông quan page level survey nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, hãy lưu ý không bắt người dùng đăng nhập khi thực hiện những thao tác này, điều đó chỉ khiến họ rời khỏi trang web nhanh hơn.
Lời kết
Thông qua những chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp anh em hiểu thêm Bounce rate là gì và biết cách xử lý khi những chỉ số này không như mong muốn. Sau bài viết này, hãy kiểm tra lại Bounce rate của trang web và thực hiện tối ưu hiệu quả nhất nhé!