Canonical là một giải pháp dành cho các SEOer sử dụng để khắc phục các vấn đề liên quan đến việc Duplicate content. Xuất hiện từ năm 2009 nhưng không phải SEOer nào cũng hiểu rõ được bản chất, cách sử dụng và lợi ích thực sự của thẻ này. Cùng tìm hiểu rõ hơn về canonical url trong bài viết này cùng Vsign nhé.
Xem thêm: Dịch vụ backlink – Mua backlink uy tín chất lượng số 1
Canonical SEO là gì?
Canonical URL hay Rel Canonical là một thành phần html được dùng để khai báo công cụ tìm kiếm URL gốc của trang bị trùng lặp nội dung. Thẻ canonical SEO được sử dụng trong 2 trường hợp: nội dung giống nhau trên nhiều URL hoặc nội dung bị trùng lặp.
Nếu có các nội dung giống nhau hoặc có nhiều URL có nội dung tương tự nhau thì SEOer có thể sử dụng canonical tag để xác định đâu là phiên bản chính của nó và index nó.
Tầm quan trọng của thẻ Canonical trong website chuẩn SEO
Thẻ Canonical Tag là một công cụ quan trọng trong SEO, được thiết kế để giải quyết vấn đề nội dung trùng lặp. Trước tiên, chúng ta sẽ cần phân về loạt các tác động tiêu cực của trùng lặp nội dung đối với SEO mà chúng ta cần phải hiểu rõ.
Trước hết, Duplicate Content, hay nội dung trùng lặp, là điều mà Google không ưa thích, vì nó gây khó khăn trong việc xác định:
- Phiên bản nào của trang cần được index
- Loại nào dùng để xếp hạng những truy vấn có liên quan
- Có nên hợp nhất “link equity” hay chia thành nhiều loại.
Một ảnh hưởng khác quan trọng của trùng lặp nội dung đến SEO là mối quan tâm về “ngân sách thu thập dữ liệu” của Google. Nếu có nhiều bản của cùng một trang, Google sẽ phải mất thời gian và tài nguyên để thu thập thông tin từ tất cả các phiên bản này. Thay vì chỉ cần tập trung vào việc khám phá nội dung mới và quan trọng trên trang web.
Và vì chính vấn đề về trùng lặp nội dung trên mà thẻ Canonical tag đã được google phát triển và đưa vào sử dụng như một giải pháp hiệu quả. Khi bạn sử dụng rel canonical, bạn đang thông báo cho Google biết rằng bạn đã nhận ra vấn đề trùng lặp nội dung và muốn Google chỉ index và xếp hạng phiên bản cụ thể của trang. Đồng thời, thẻ rel canonical này cũng giúp xác định vị trí cần hợp nhất “link equity”, giúp tối ưu hóa sức mạnh liên kết trên trang web.
Trong trường hợp không áp dụng thẻ Canonical thì Google sẽ tự quyết định phiên bản nào là link gốc và điều này có thể dẫn đến việc xác định kết quả không mong muốn. Tất nhiên, việc xác định phiên bản URL không như mong muốn của người làm website sẽ tạo ra những thách thức không cần thiết trong việc quản lý SEO của trang web của bạn.
Tổng kết lại thẻ Canonical không chỉ giúp giải quyết vấn đề Duplicate Content mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất SEO và tiết kiệm ngân sách thu thập dữ liệu của Google. Việc sử dụng thẻ này là một phương tiện chủ động và hiệu quả để định hình cách Google hiểu và xếp hạng trang web của bạn.
Cấu trúc Canonical Tag chuẩn SEO
Cấu trúc thẻ Canonical Tag chuẩn SEO có cấu trúc khá đơn giản nhưng phải nhất quán. Đoạn mã Canonical URL có thể hiểu rõ hơn như sau:
- link rel=“canonical”: Liên kết trong thẻ này là bản gốc của trang này.
- href=“https://visgncorp.com/sample-page/”: truy cập bản gốc tại đây.
Cách sử dụng thẻ Canonical tối ưu SEO website
Quy tắc 1: Sử dụng URL tuyệt đối
Cách tốt nhất là bạn nên sử dụng URL tuyệt đối với thẻ rel=“canonical” với cấu trúc sau:
<link rel=“canonical” href=“https://example.com/sample-page/” />
Không nên sử dụng các URL tương đối như:
<link rel=“canonical” href=”/sample-page/” />
Quy tắc 2: Sử dụng chữ viết thường trong URL
URL viết hoa và URL viết thường được google xác định là 2 link khác nhau. Nhưng trong SEO thì bạn nên sử dụng chữ viết thường khi đặt URL trên máy chủ và cũng sử dụng link viết thường khi áp dụng cho thẻ Canonical Tag.
Quy tắc 3: Sử dụng đúng phiên bản miền HTTPS hay HTTP
Trong trường hợp bạn đã chuyển SSL từ http thành https thì bạn cần đảm bảo không khai báo bất kì một URL nào không phải SSL ở dạng http khi sử dụng thẻ Canonical Tag. Điều này có thể dẫn đến một số trường hợp nhầm lẫn dẫn đến kết quả không như mong muốn của SEOer.
Đối với secure domain, ban cần dùng phiên bản URL sau:
<link rel=“canonical” href=“https://example.com/sample-page/” />.
Nếu sử dụng https thay vì https thì dùng phiên bản URL sau:
<link rel=“canonical” href=“http://example.com/sample-page/” />
Quy tắc 4: Sử dụng Canonical Tag tự tham chiếu
Theo John Mueller, dù các SEOer không bắt buộc phải sử dụng thẻ rel Canonical nhưng đây vẫn là một lựa chọn hiệu quả nếu muốn Google hiểu rõ việc bạn đang muốn index trang nào và cấu trúc link như thế nào khi index. Tự tham chiếu là việc đặt thẻ canonial trên 1 trang trỏ về chính nó.
Ví dụ: URL là https://example.com/sample-page, thẻ Canonical tự tham chiếu sẽ là:
<link rel=“canonical” href=“https://example.com/sample-page” />
Quy tắc 5: Sử dụng 1 Canonical Tag cho mỗi trang
Mỗi trang chỉ nên có 1 thẻ canonical duy nhất, vì nếu sử dụng nhiều hơn 1 thẻ canonical tag trên cùng 1 trang thì google sẽ bỏ qua toàn bộ các thẻ này. Có 5 cách khác nhau để xác định link gốc như sau:
- Liên kết nội bộ (Internal links)
- HTML tag
- 301 redirect
- HTTP header
- Sitemap
Cách cài đặt Canonical với Yoast SEO trong WP
Cách cài đặt thẻ canonical tag bằng Yoast SEO là một trong những cách đơn giản nhất dành cho SEOer sử dụng WordPress.
- Bước 1. Cài đặt Yoast SEO
- Bước 2. Trong bài viết hoặc trang, kéo xuống mục Yoast SEO. Lựa chọn phần “Nâng cao”
- Bước 3. Tại mục Canonical URL điền URL mà bạn muốn xác định là link gốc.
Cách kiểm tra thẻ Canonical tag đã được thiết lập hay chưa?
H3: Kiểm tra bằng cách xem nguồn trang
H3: Kiểm tra bằng SEOQuake hoặc Mozbar
1 số lỗi sai và cách khắc phục khi sử dụng thẻ Canonical
Chặn URL được chuẩn hóa qua Robots.txt
Nếu bạn chặn một URL bằng robots.txt thì đồng nghĩa với việc bạn đang ngăn không cho google thu thập dữ liệu về URL này. Đồng nghĩa với việc google sẽ không thể xác định được bất kì canonical tag nào trên trang/bài viết đó. Từ đó, google sẽ không xác định và chuyển hóa được “link equity” từ Non-Canonical sang Canonical.
Có quá nhiều thẻ rel=canonical
Nếu một trang/bài viết có chứa nhiều thẻ rel = canonical thì google thường sẽ bỏ qua tất cả các thẻ này. Một số nguyên nhân việc có quá nhiều thẻ rel = canonical được thêm vào là:
- Thẻ được thêm vào ở những thời điểm khác nhau bởi CMS, theme, plugin.
- Thẻ canonial được thêm vào bởi JavaScript
Đặt rel= canonical trong phần Body
Một lưu ý là thẻ rel= canonical chỉ nên đặt ở phần <head> trong trang/bài viết. Nếu bạn đặt thẻ canoncial tag trong phần <body> sẽ dễ bị google bỏ qua.
Một số trường hợp có thể xảy ra nếu thẻ rel canonial không xuất hiện ở đúng vị trí khi hiển thị trong google:
- Thẻ không đóng ược
- JavaScript bị chèn hoặc <iframes> trong phần <head> điều này khiến cho <head> kết thúc sớm trong khung trình duyệt. Nếu thẻ tag bị chuyển vào <body> thì sẽ không được chấp nhận.
Đặt URL được chuẩn hóa thành ‘noindex’
Hai yếu tố canonical URL và thẻ “noindex” là 2 yếu tố đối lập nhau nên không nên kết hợp 2 yếu tố này trên cùng 1 bài viết/trang. Thông thường google sẽ ưu tiên thẻ Canonical hơn.
Trong trường hợp muốn sử dụng cả 2 loại thẻ tag và noindex thì bạn chỉ nên dùng 301 redirect. Còn không thì lựa chọn việc chỉ dùng thẻ rel canonical là được.
Kết Luận
Canonical URL là một trong những công cụ cực kì hưu ích mà các SEOer nên biết để giải quyết nhanh chóng vấn đề Duplicate content. Với những thông tin trên mong rằng Vsign đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất, cách sử dụng của canonical tag trong SEO. Đừng quên theo dõi các bài viết khác để tìm hiểu các công cụ SEO hiệu quả khác nhé.