Chân dung khách hàng (Customer Personal) là gì? Có lẽ đối với một doanh nghiệp thì khái niệm về chân dung của khách hàng là một vấn đề trọng tâm tác động trực tiếp đến sự phát triển của tất cả các doanh nghiệp trong thời đại bùng nổ công nghệ số. Tùy vào từng khách hàng mà doanh nghiệp sẽ có những chiến dịch xây dựng chân dung đối tượng khách hàng phù hợp theo mô hình B2B hoặc B2C. Để hiểu rõ hơn “Customer Personal” là gì và quy trình xây dựng hiệu quả và chính xác thì cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Chân dung khách hàng là gì?
Customer Personal là một bản hồ sơ mô tả mọi thông tin của khách hàng tiềm năng bảo gồm: nhân khẩu học ( tên, tuổi, nơi ở, giới tính, khả năng thu nhập ,…. ), hình vi sở thích ( thích gì, ghét gì, quan tâm đến vấn đề gì, thói quen hàng ngày,…. ). Hay hiểu đơn giản khái niệm chân dung khách hàng như một bản phác thảo chi tiết mọi thông tin về đối tượng mục tiêu khách hàng của doanh nghiệp. Nếu nắm bắt hết được những thông tin chi tiết này thì doanh nghiệp của mới có thể đưa ra những chiến lược marketing chính xác liên quan đến khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Vai trò của việc xây dựng chân dung khách hàng
Nhiều câu hỏi thắc mắc được đưa ra như “ Tại sao phải xây dựng chân dung đối tượng khách hàng cụ thể và chi tiết đến vậy “ Thực chất việc phác họa customer personal không chỉ hiểu rõ đối tượng của mình mà còn có rất nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp. Đặc biệt là các công ty chuyên làm về mảng tiếp thị sản phẩm bán hàng. Cụ thể là:
- Nắm bắt được nhu cầu và tâm lý của khách hàng: Sau khi phân tích chân dung khách hàng thì nhìn vào đó doanh nghiệp sẽ thấy được sở thích và hành vi mua sắm, những vấn đề mà họ đang gặp phải. Đây là yếu tố cốt lõi hay còn gọi là tiền để để doanh nghiệp có thể phát triển các hoạt động kinh doanh sản xuất.
- Sản phẩm, dịch vụ phù hợp: Hiểu được nhu cầu của khách hàng, biết họ đang thiếu gì và cần gì để doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm phù hợp đánh vào tâm lý của đại đa số người tiêu dùng. Từ các ý tưởng đơn giản về sản phẩm mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với người tiêu dùng.
- Xây dựng chiến lược marketing đúng hướng: Xác định được đối tượng khách hàng mình hướng đến là ai. Từ đó có thể xây dựng một chiến lược marketing đánh đúng vào tâm lý của người khách hàng một cách hiệu quả nhất. Nhờ vậy mà kết quả doanh số cũng dần tăng lên.
- Tỷ lệ chuyển đổi tăng cao: Khi các sản phẩm đều hướng tới khách hàng thì nhu cầu thị hiếu của họ mua tăng cao, doanh nghiệp cũng dễ dàng thuyết phục họ hơn.
5 yếu tố xác định chân dung khách hàng mục tiêu
Để xác định được chân dung customer personal như thế nào thì doanh nghiệp cần dựa vào 5 yếu tố sau: Nhân khẩu học, vị trí địa lý, hành vi và sở thích, thói quen tiêu dùng, mô tả chân dung khách hàng chi tiết nhất. Nội dung chi tiết từng mục được thể hiện hiện dưới đây:
Nhân khẩu học
Đây là yếu tố đầu tiên được dựa trên các đặc điểm của một con người gồm: tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn, nơi ở,….. Xác định được nhóm này sẽ giúp doanh nghiệp hình dung được kỹ lưỡng họ là ai, nhóm nào phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó có những định hướng phát triển kinh doanh sao cho phù hợp nhất.
Vị trí địa lý
Đây là yếu tố không thể bỏ qua trong việc xác định chân dung khách hàng mục tiêu bởi nó rất quan trọng. Sau khi phân tích bạn sẽ biết được đối tượng này ở đâu, có gần cửa hàng không, có thể trải nghiệm sản phẩm trực tiếp hay không, thời tiết địa lý như nào ,….. Để từ đó biết được sản phẩm bán có phù hợp với người dùng ở vị trí địa lý đấy không. Ví như như nếu công ty bạn chuyên cung cấp chăn ga gối đệm thì không thể nào hướng đến người dùng là miền nam được. Bởi không khí ở đấy rất nóng, không thích hợp để sử dụng những loại chăn dày.
Hành vi của khách hàng
Đây là một phần quan trọng không thể thiếu trong việc phác họa chân dung khách hàng của doanh nghiệp. Nếu phân tích kỹ yếu tố này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thêm nhiều insight quan trọng để phục vụ hoạt động kinh doanh và sản xuất. Các cách xác định hành vi, sở thích khách hàng bao gồm:
- Khách hàng thường xuất hiện ở đâu: Thông thường trong các hội nhóm hay fanpage người dùng thường trao đổi với nhau về dịch vụ hoặc sản phẩm. Bạn hãy quan sát và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để có được những tệp khách hàng đang hướng tới.
- Đối tượng khách hàng thường tương tác với nội dung gì: câu chuyện giải trí, video hài hước hay tin tức hàng ngày.
- Quan điểm và lối sống của họ như nào: Họ sống cởi mở, hiện đại hay truyền thống. Có cởi mở không hay chỉ trung thành với những sản phẩm đang sử dụng.
Thói quen tiêu dùng
Hãy hiểu rõ khách hàng và sản phẩm của doanh nghiệp bởi đối với mỗi loại sản phẩm sẽ có những khoảng thời gian thích hợp để mua sắm. Yếu tố quan trọng này trong chân dung khách hàng sẽ giúp quá trình đẩy sản phẩm của khách hàng lên các kênh truyền thông phù hợp nhất.
Sở thích
Đặt ra các câu hỏi để biết đối tượng customer personal có những sở thích gì: Có thích giảm giá không, chất lượng mà họ mong muốn như nào, hay theo dõi fanpage nào, sở thcish giải trí ra sao.,…. Hiểu rõ các hoạt động yêu thích mà người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền.
Quy trình xác định chân dung khách hàng mục tiêu
Bước 1: Xác định chân dung đối tượng khách hàng mục tiêu tiềm năng
Để xây dựng được chân dung khách hàng mục tiêu thì việc đầu tiên anh em cần làm là xác định được mục tiêu đối tượng hướng đến là người nào:
- Nhu cầu, nỗi đau của các đối tượng tiềm năng
- Trong quá trình kinh doanh hãy thu thâp dữ liệu phù hợp
Bước 2: Thu thập thông tin dữ liệu về các đối tượng
Bạn có thể thu thập thông tin dữ liệu chân dung khách hàng qua các kênh như:
- Nội bộ doanh nghiệp
- Các công cụ để phân tích và thăm dò nhu cầu của khách hàng
- Lắng nghe tiếng nói của đối tượng khách hàng qua mạng xã hội
- Phỏng vấn trực tiếp
Bước 3: Xử lý các thông tin vừa thu thập được
Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin khách hàng mục tiêu bằng cách dựa vào 5 yếu tố chính là: nhân khẩu học, hành vi, sở thích, tâm lý và địa lý. Thì tiếp đến lựa chọn ra 2-4 đối tượng mục tiêu tiếp cận sản phẩm dễ nhất để phân loại: độ tuổi, giới tính, thu nhập cá nhân, vấn đề đang gặp phải, yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ, thường xuyên lui tới các kênh nào. Để phác họa chân dung khách hàng một cách thực tế nhất.
Bước 4: Tạo danh tính và khuôn mặt
Ở bước này, bạn như là một người họa sĩ về ra customer personal qua những thông tin đã thu thập ở trên. Bức tranh này chỉ dừng lại ở các đường nét cơ bản ( nhân khẩu học ) hay chi tiết cụ thể thì phụ thuộc vào chính người phân tích.
Bước 5: Bổ sung thêm các thông tin về chân dung khách hàng
- Thông tin cá nhân: tên, tuổi, địa chỉ, tình trạng hôn nhân, giới tính,…
- Mục tiêu thách thức: trong công việc và đời sống, mức độ ưu tiên bản thân như nào, đang gặp phải vấn đề gì, bạn sẽ giúp họ ra sao, họ thường đặt ra những câu hỏi gì khi đang gặp khó khăn…..
- Vị trí: Họ sống ở đâu, thường tìm kiếm thông tin ở đâu, tương tác qua đâu, kênh truyền thông quan tâm nhất là gì , khách hàng sử dụng các trang mạng xã hội nào…
- Trình độ chuyên môn: họ làm gì,chức vụ, nghề nghiệp, có thành công trong công việc hay không, quy mô cty đang làm to hay nhỏ,….
- Thông tin tích cực: chân dung khách hàng ở mục này gồm: điều quan trọng điều gì trong cuộc sống, mục đích hướng tới của họ là gì, điều gì quan trọng khi khách hàng quan tâm đến sản phẩm của bạn,…
- Thông tin tiêu cực: có khó tính không, ngân sách đủ không, ….
Kết Luận
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin về đối tượng chân dung khách hàng tiềm năng mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn phân tích được chi tiết đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp của bạn đang hướng tới. Theo dõi chúng tôi để update thêm nhiều thông tin marketing hữu ích khác nhé.