Bạn là một Maketer đang muốn tìm cách xây dựng chiến lược truyền thông tổng thể hoặc bạn vừa mới vào nghề và có định hướng tiến hành xây dựng truyền thông thương hiệu cho doanh nghiệp phát triển nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Để thương hiệu của mình đến gần hơn với công chúng bắt buộc doanh nghiệp phải lập được một chiến lược truyền thông tổng thể.
Bài viết dưới đây Vsign sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này cũng như gợi ý các bước xây dựng chiến lược hiệu quả, nhanh chóng nhất.
Chiến lược truyền thông tổng thể là gì?
Chiến lược truyền thông tổng thể hay còn gọi là chiến lược quảng cáo truyền thông chính là một bản tổng hợp tất cả những thông tin như: Xác định đối tượng khách hàng, thiết lập mục tiêu, nền tảng truyền thông, phương thức truyền thông, phương án truyền thông trong từng giai đoạn, ngân sách…
Chiến lược này có mục tiêu lớn nhất chính là hướng dẫn các phòng ban trong công ty, doanh nghiệp đặc biệt là phòng marketing thực hiện các mục tiêu mà chiến dịch đã đặt ra với hoạt động truyền thông. Trong quá trình lập chiến lược truyền thông bạn cần chú ý đến yếu tố khả thi. Đi cùng với đó là các kế hoạch dự trù khác nhằm đảm bảo doanh nghiệp luôn tìm ra với các yếu tố biến đổi từ thị trường.
Cấu trúc tiêu chuẩn của chiến lược truyền thông tổng thể
Xây dựng chiến lược truyền thông tổng thể, chiến lược truyền thông marketing là quá trình hoạch định, tổng hợp và đi đến đánh giá truyền thông qua các hoạt động quảng cáo nhằm nâng cao sức ảnh hưởng của thương hiệu đến với khách hàng. Vậy cấu trúc chính của xây dựng chiến lược truyền thông tổng thể như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu vấn đề này rõ hơn ở phần tiếp theo nhé!
Phân tích yếu tố môi trường tác động đến doanh nghiệp
Nơi mà công ty, doanh nghiệp của bạn đang tồn tại chính là môi trường không gian trên thị trường. Muốn phân tích yếu tố môi trường tác động đến doanh nghiệp trong quá trình xây dựng kế hoạch truyền thông marketing, bạn có thể áp dụng hai mô hình sau:
- Mô hình SWOT: SWOT chính là mô hình phân tích điểm yếu, điểm mạnh cũng như cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp gặp phải. Qua đó bạn sẽ có được một cái nhìn tổng thể, chi tiết và toàn diện về doanh nghiệp. Nhờ vậy mà bạn mới có thể định hướng phát triển và xây dựng chiến lược truyền thông tổng thể tốt nhất.
- Mô hình PEST: Mô hình thứ 2 chính là PEST nó sẽ bao gồm những yếu tố liên quan đến chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ. Ứng dụng mô hình PEST giúp bạn xác định được mức độ ảnh hưởng của mọi khía cạnh trên thị trường đối với công ty. Bởi vậy mà PEST cực kỳ phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô tầm cỡ.
Phân tích về công chúng mục tiêu
Công chúng mục tiêu của doanh nghiệp ở đây có thể là đơn vị phân phối, khách hàng, đơn vị đầu tư hay đơn vị truyền thông…Mỗi một đối tượng sẽ có một đặc điểm và phản ứng riêng về thương hiệu. Chính vì vậy bạn cần tiến hành phân tích chi tiết kết hợp với tính toán các trường hợp có khả năng cao xảy ra với nhóm đối công chúng mục tiêu. Tất cả là để quá trình xây dựng chiến lược truyền thông tổng thể đạt hiệu quả cao nhất.
Thiết lập mục tiêu, các bước lập triển khai kế hoạch truyền thông
Đối với bất cứ kế hoạch truyền thông nào cũng không thể thiếu được mục tiêu cụ thể. Do đó chúng ta cần phải xác định trước khi định hướng kế hoạch truyền thông sẽ diễn ra như thế nào. Nếu muốn hiểu rõ hơn thì ở phần cuối bài viết. Sau khi đã có xây dựng được một mục tiêu truyền thông rõ ràng, tiếp theo bạn cần hoàn thiện khung chiến lược một cách cơ bản nhất, bao gồm: các bước lập chiến lược truyền thông tổng thể, hoạt động sẽ đi vào triển khai, khái quát mọi chi phí…
Xác định các bước phát triển kế hoạch truyền thông
Sau khi đã nắm được các thông tin cơ bản về thị trường, tiềm lực của doanh nghiệp cũng như các yếu tố tác động đến công ty, công chúng mục tiêu, xây dựng được mục tiêu truyền thông và cơ bản các bước để xây dựng kế hoạch truyền thông tổng thể. Tiếp đó bạn cần xác định đúng các bước phát triển kế hoạch truyền thông marketing hiệu quả.
Ở phần này, các doanh nghiệp cần chú trọng phát triển mạnh ở các hạng mục công việc như: thông điệp truyền thông, phân tích rủi ro, chiến thuật tiến hành, các tiêu chí đánh giá một kế hoạch truyền thông marketing hiệu quả và cuối cùng là dự trù mọi chi phí sẽ chi tiêu.
Xây dựng và hoàn thiện chiến lược truyền thông tổng thể
Hoàn thiện chiến lược truyền thông tổng thể chính là bước cuối cùng cần thực hiện để có được kết quả cao. Với bước này, bạn cần xác định một chiến lược truyền thông tiếp thị kết hợp các thông điệp cần truyền tải, các ý tưởng, kênh truyền thông…Từ đó đem thông điệp của bạn trở thành một sợi dây liên kết vững chắc xuyên suốt và phải đảm bảo rằng khách hàng có thể tiếp cận và nhận được toàn bộ thông điệp trên các kên truyền thông.
Lập chiến lược truyền thông tổng thể cần lưu ý điều gì?
Xây dựng chiến lược truyền thông tổng thể, chiến lược marketing đã được các chuyên gia những nhà kinh tế học trên thế giới nhận định rằng nó không chỉ là một môn khoa học mà còn là cả một tác phẩm nghệ thuật kinh doanh mà doanh nghiệp nào cũng cần phải nắm bắt, tìm hiểu.
Bởi bản chất của nó là luôn biến hóa, thay đổi không lường và khá là khó để áp dụng theo một quy chuẩn, một mẫu số chung sẽ mang đến một bản kế hoạch truyền thông hoàn hảo. Tùy thuộc vào từng môi trường kinh doanh, từng mục đích khác nhau mà cách xây dựng chiến lược truyền thông tổng thể sẽ đem lại hiệu quả và lợi ích khách nhau.
Nắm chắc mô hình SMCRFN chắc chắn bạn sẽ lên được truyền thông tốt. Đây là một hệ quy chiếu kinh điển đối với dân Marketer và dân PR. Cụ thể mô hình SMCRFN được hiểu là:
- S – Source (Nguồn): Đây chính là yếu tố đầu tiên trong việc lên chiến lược truyền thông tổng thể. Source ở đây có thể là một tổ chức truyền thông tin đến công chúng hay một cá nhân.
- M – Message (Thông điệp): Yếu tố thứ 2 trong kế hoạch truyền thông tổng thể cũng chính là yếu tố thông điệp. Thông điệp chính là đeieì mà Source muốn gửi gắm trực tiếp đến toàn bộ khách hàng mục tiêu của mình.
- C – Channel (Sử dụng kênh truyền thông): Trong kế hoạch truyền thông tổng thể, yếu tố thứ 3 chính là kênh tiếp nhận khách hàng. Đây được xem là một trong những phương tiện truyền thông truyền tải tin nhắn đến khách hàng.
- R – Receiver (Người nhận): Đây là yếu tố thức 4 trong kế hoạch truyền thông marketing tổng thể cũng chính là người nhận thông điệp và mục tiêu cuối cùng mà Source nhắm đến cùng Massage trên Channel.
- F – Feedback (Phản hồi): Một từ khóa không còn gì xa lạ đối với tất cả chúng ta và đây cũng là yếu tố thứ 5 trong chiến lược truyền thông tổng thể. Những phản hồi của khách hàng đối với dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Một mẹo nhỏ giúp bạn tối ưu Feedback hiệu quả nhất chính là hãy học cách lắng nghe, đồng thời ghi lại cảm nhận riêng của mỗi khách hàng và cuối cùng là tổng hợp khắc phục những yếu điểm còn tồn đọng.
- N – Noise (Nhiễu): Điều cuối cùng trong bản kế hoạch xây dựng chiến lược truyền thông tổng thể và cũng được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất mà công ty, doanh nghiệp cần quan tâm chính là độ nhiễu. Đôi khi thông điệp mà bạn muốn lan tỏa đến khách hàng nhưng không may gặp phải một vài yếu tố cạnh tranh hoặc môi trường truyền đi sẽ khiến thông điệp bị sai lệch dẫn đến kế hoạch truyền thông thất bại.
Qua những phân tích chi tiết trên chúng ta có thể nhận thấy rằng mô hình SMCRFN chính là nền tảng vững chắc để đội ngũ Marketer xây dựng một bản kế hoạch thành công. Được ví giống như kim chỉ nam cho người lập kế hoạch trước khi bắt tay vào làm một bản kế hoạch truyền thông dự án.
7 Bước xây dựng chiến lược truyền thông tổng thể cho hiệu quả cao
Nếu nắm vững được 7 bước cụ thể dưới đây, doanh nghiệp của bạn sẽ xây dựng được một chiến lược truyền thông tổng thể hiệu quả.
Bước 1: Phân tích yếu tố môi trường bên ngoài tác động
Bước thứ nhất trong kế hoạch truyền thông tổng thể chính là bước định vị xem công ty, doanh nghiệp của bạn đang ở vị trí nào, những yếu tố bất lợi nào sẽ ảnh hưởng đến. Một khi đã xác lập được một cách chính xác các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài sẽ góp phần giúp bạn vạch ra được một bản chiến lược truyền thông tổng thể hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng không thể bỏ qua việc xác định rõ các đối thủ cạnh tranh với dịch vụ sản phẩm của mình trên thị trường là ai. Thế mạnh của họ là gì, điểm yếu như thế nào và lý do gì khiến công ty của bạn có thể chống chọi lại được đối thủ. Bạn hãy nhớ kỹ câu nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” cực kỳ phù hợp với hoàn cảnh này.
Để biết được điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ doanh nghiệp của bạn cần phải áp dụng mô hình SWOT. Trong đó, Weaknesses sẽ hỗ trợ bạn nhìn thấy nội tại của doanh nghiệp. Còn Threats và Opportunities sẽ giúp bạn thấy tiềm lực của thị trường bên ngoài. Do đó, bạn cần tập trung vào một số yếu tố sau:
- Đối thủ của bạn gần đây thực hiện những hoạt động gì? Điêu này bất lợi hay có lợi với công ty của bạn?
- Đối thủ cạnh tranh giải quyết những khó khăn tương tự doanh nghiệp của bạn như thế nào?
- Các tờ báo lớn nói gì về vấn đề thị trường mà bạn đang kinh doanh hay các vấn đề tương tự mà công ty gặp phải
- Yếu tố pháp luật về các vấn đề mà bạn đang gặp phải như thế nào?
- Các sự kiện quan trọng, các mốc thời gian quan trọng ảnh hưởng tới kinh doanh của bạn là gì?
- Trong tâm trí của khách hàng thương hiệu của bạn đang ở vị trí nào?
Tips giúp công ty, doanh nghiệp của bạn mở rộng phạm vi nghiên cứu dựa vào mô hình SWOT có thể hiểu như sau:
- S (Strength): Chính là điểm mạnh của doanh nghiệp bạn đang có.
- W (Weakness): Điểm yếu của doanh nghiệp bạn đang mắc phải.
- O (Opportunity): Cơ hội mà công ty bạn sẽ có được nếu kinh doanh.
- T (Threat): Thách thức mà doanh nghiệp của bạn mắc phải khi kinh doanh.
Bước 2: Thiết lập mục tiêu chiến lược truyền thông tổng thể
Sau khi đã nắm rõ được những yếu tố mà doanh nghiệp của bạn chịu tác động. Tiếp theo bạn cần phải xây dựng được một mục tiêu của kế hoạch truyền thông cụ thể. Thường thì kế hoạch truyền thông có mục tiêu cho một dự án bất kỳ và phải là một mục tiêu có thể đo lường được trong một mốc thời gian thực hiện hữu hạn.
Chúng ta nên có một cái nhìn tổng quát, khách quan về bối cảnh hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp của mình. Lý do là bởi nếu xác định mục tiêu truyền thông đúng sẽ giúp bạn đánh trúng vào tâm lý của khách hàng. Một Marketer lâu năm trong ngành thường tham khảo và áp dụng những chiến lược trong lĩnh vực kinh tế học hay nói rõ hơn đó là mô hình SMART.
SMART được sử dụng như sau:
- Specific: Phải thật cụ thể
- Measurable: Phải đo lường được
- Realistic: Yếu tố thực tế
- Time – Bound: Cần có thời gian cụ thể, rõ ràng
Nếu mô hình SMART được áp dụng tốt sẽ giúp bạn giải quyết được các vấn đề: Bạn muốn nhận được thành quả gì trong hoạt động xây dựng chiến lược truyền thông tổng thể của mình? Do đó bạn cần tuân thủ một cách chặt chẽ những chỉ số trên. Trường hợp bạn không thể định lượng được 1 trong 5 tiêu chí vừa nêu thì tốt nhất là nhanh chóng thiết lập lại mục tiêu của mình.
Ví dụ về mục tiêu theo mô hình SMART đó là:
- Giới thiệu sản phẩm mới của doanh nghiệp: Đặt mục tiêu lan truyền 3 mẫu quảng cáo cho sản phẩm mới thông qua Social Facebook tới 1.500.000 khách hàng trong vòng 2 tháng.
- Xây dựng mối quan hệ với nhóm khách hàng đã mua sản phẩm: Mục tiêu đặt ra là phải gặp gỡ 3 – 5 người để giao lưu vào các tháng hoặc quý cố định.
Bước 3: Xác định khách hàng mục tiêu của chiến lược truyền thông tổng thể marketing
Khách hàng mục tiêu hay công chúng là nhóm đối tượng mà bạn mong muốn truyền thông tiếp cận tới họ. Có thể nói đây là bước Receiver trong hệ quy chiếu SMCRFN mà chúng ta đã đề cập ở phần đầu bài viết. Trước khi làm rõ khách hàng mục tiêu, bạn cần phải trả lời 3 câu hỏi đó là:
- Họ là ai?
- Lý do nào bạn đưa khách hàng vào danh sách mục tiêu mà không phải những người khác?
- Họ đã biết đến công ty của bạn chưa? Nếu có thì đang biết ở mức độ nào?
Một khi trả lời được 3 câu hỏi trên bạn sẽ dễ dàng phác thảo ra được chân dung nhóm khách hàng mục tiêu cũng như hành vi của họ một cách chân thực nhất. Một số nhóm khách hàng mục tiêu điển hình như là:
- KOC, KOL: Thuộc nhóm người ảnh hưởng và họ có thể tác động mạnh mẽ đến một cộng đồng nhất định.
- Các chuyên gia: Họ là những chuyên gia có chuyên môn cao trong một lĩnh vực nhất định nào đấy.
- Các đối tượng cộng đồng trên mạng xã hội: Facebook, Zalo…
- Các cá nhân trong tổ chức của bạn
- Các đối tượng báo chí
Nếu xác định đúng đắn nhóm đối tượng mà doanh nghiệp của bạn đang hướng đến thì chiến lược truyền thông tổng thể sẽ đạt được kết quả có lợi. Do đó bạn cần xác định xem liệu qua thông điệp này bạn sẽ truyền tải đến ai? Nhóm người nào? Nếu để chung chung một nhóm đối tượng bất kỳ thì kế hoạch quảng cáo sẽ không đem lại hiệu quả như mong đợi. Thêm vào đó, nếu thất bại liên tiếp cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang đốt nhiều ngân sách một cách lãng phí.
Bước 4: Thiết lập thông điệp sẽ truyền tải
Mặc dù bạn có một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể nhưng thiếu cách truyền tải phù hợp thì chắc chắn họ cũng không biết bạn là ai. Việc có được một nội dung thu hút, một nội dung phù hợp, một nội dung được cá nhân hóa sẽ giúp kế hoạch truyền thông của bạn trở nên hoàn hảo hơn.
Cách thông điệp hay nghề Marketer gọi là Content Marketing được ví là trái tim của chiến lược truyền thông tổng thể. Nó có nhiệm vụ điều phối sản phẩm của bạn đến gần hơn với người tiêu dùng. Một thông điệp tốt sẽ giúp thương hiệu của bạn tạo được ấn tượng mạnh, chiếm một tình cảm lớn của khách hàng. Để có cách viết content bán hàng hay bạn cần lưu ý 4 yếu tố dưới đây:
- Hãy truyền tải những việc bạn đang làm vài tại sao bạn lại bắt đầu làm việc đó.
- Hãy truyền tải những điều bạn làm tạo ra sự mới mẻ, độc đáo.
- Hãy truyền tải những điều phù hợp với mục tiêu đã xây dựng trước đó.
- Hãy truyền tải mọi thứ bạn cần phải nói với khách hàng.
Bước 5: Lựa chọn kênh truyền thông để truyền tải thông điệp
Trong chiến lược truyền thông, việc lựa chọn một kênh truyền tải thông tin cần dựa vào phần khán giả mục tiêu của bạn là ai? Và họ thường ở đâu trong suốt hành trình truyền thông. Tùy thuộc vào nhóm đối tượng khách hàng sẽ có một kênh truyền tải riêng biệt. Gợi ý một số kênh truyền thông tiêu biểu hiện nay như là:
- Kênh báo chí
- Kênh truyền thông chính thống
- Kênh quảng cáo ngoài trời
- Kênh mạng xã hội: Youtube, Facebook, Tiktok…
Đối với việc lựa chọn kênh truyền thông có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự chọn lựa của bạn. Ví dụ nếu bạn chọn kênh báo chí bạn có thể viết bài đăng tải. Cũng có thể là kênh báo chí với nội dung bằng hình ảnh thì bạn nên cung cấp tư liệu là những bức ảnh về công ty, doanh nghiệp của mình…
Bước 6: Thiết lập ngân sách và chiến lược truyền thông tổng thể
Bước tiếp theo có mặt trong kế hoạch thúc đẩy phát triển doanh nghiệp chính là việc bạn cần thiết lập toàn bộ ngân sách truyền thông và hoàn tất việc xây dựng chiến lược truyền thông tổng thể. Ở bước này mọi hoạt động sẽ được thể hiện dưới dạng chi tiết cũng như được miêu tả kỹ càng nhất. Bản kế hoạch đạt tiêu chuẩn cần trả lời được 4 câu hỏi như sau:
- Bạn đã thiết lập ngân sách cho từng giai đoạn của kế hoạt truyền thông chưa?
- Thời gian nào sản phẩm của bạn sẽ được ra mắt? Khoản ngân sách mà doanh nghiệp sẽ chi trả cho hoạt động truyền thông là bao nhiêu?
- Chi phí và kế hoạch đã hợp lý và hiệu quả rồi chứ?
- Bạn đã nghĩ đến những khó khăn, rủi ro trong quá trình triển khai chiến lược truyền thông chưa? Nếu ròi thì làm cách nào để giảm thiểu nó về mức thấp nhất?
Ví dụ về việc thiết lập ngân sách truyền thông:
- Viết bài PR trên kênh báo chí chính thống. Lựa chọn 10 đầu báo có lượng ngườ theo dõi cao nhất và tiến hành liệt kê chi phí cho từng đầu báo: Báo Hanoi, báo thanhnien, báo Tienphong…
- Quảng cáo công ty của mình trên TV vào những khung giờ cụ thể thì chi phí sẽ bao nhiêu? Quảng cáo ở kênh VTV1 vào khung giờ 11h00 trưa trong một tháng tiêu tốn bao nhiều tiền?…
- Treo banner tại các trục đường chính ở các thành phố lớn sẽ tốn bao nhiêu chi phí?…
Bước 7: Đo lường và báo cáo
Đo lường và báo cáo chính là bước cuối cùng trong chiến lược truyền thông tổng thể. Việc bạn thiết lập các thông số đo lường rõ ràng, chi tiết cho từng chiến dịch sẽ giúp bạn kiểm soát tốt mọi rủi ro, biến động mà hoạt động truyền thông mang lại. Một số thước đo giúp bạn đánh giá hiệu quả chiến lược truyền thông hiệu quả như sau:
- Lượt tương tác với khách hàng mục tiêu sau khi chiến dịch truyền thông kết thúc và kết quả mang lại như thế nào?
- Chỉ số tần suất xuất hiện trên báo chí để bạn quảng bá thương hiệu là bao nhiêu?
- Phản hồi của khách hàng về chiến lược truyền thông tổng thể mà bạn đang triển khai?
- Chỉ số đo lường hiệu quả đối với thương hiệu của bạn được thiết lập như thế nào?
Có một điều mà bạn cần phải chấp nhận là không phải chiến dịch nào cũng thành công, mang lại hiệu quả như mong đợi, thậm chí nó còn không bằng một nửa những gì bạn dự đoán. Chính vì thế để nâng cao chất lượng truyền thông cho doanh nghiệp hãy tìm cách thiết lập mục tiêu chính xác nhất và đưa ra một số biện pháp điều chỉnh kịp thời khi gặp phải biến động.
Xem thêm: Chiến lược định giá là gì? Các chiến lược định giá cho doanh nghiệp
Việc lập chiến lược truyền thông tổng thể thực sự không hề đơn giản. Thông qua những gì mà chúng mình vừa chia sẻ ở bài viết này, chắc chắn bạn đã hiểu được tầm quan trọng, sự cần thiết của một bản kế hoạch chiến lược đối với mỗi công ty, doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin mà chúng mình cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng chiến lược truyền thông, giúp công ty ngày một phát triển lớn mạnh.