Hiện nay, trong các chiến dịch Digital Marketing rất phổ biến với hình thức quảng cáo CPM, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này. Đặc biệt, với những người mới làm quen với lĩnh vực chạy quảng cáo thì việc hiểu và vận dụng CPM là một điều không hề dễ. Vậy CPM là gì? Làm thế nào để có thể thiết lập và tối ưu chiến dịch quảng cáo CPM? Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ về khái niệm CPM cũng như so sánh sự khác biệt giữa CPM và CPC để anh em hiểu rõ hơn nhé.
CPM là gì?
CPM thực chất là từ viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Cost per 1000 impression, được hiểu là chi phí thanh toán cho 1000 lượt quảng cáo hiển thị trên nền tảng Google. Trước mỗi chiến dịch quảng cáo các nhà quảng cáo cần đặt ra một mức giá mà họ đồng ý trả cho 1000 lượt hiển thị tại những vị trí dễ dàng tiếp cận khách hàng. Mức giá này còn được gọi là giá thầu.
Để tính được số lần hiển thị quảng cáo, Google sẽ sử dụng thuật toán để đo lường. Điểu này hoàn toàn khác biệt với các chiến dịch quảng cáo PCP, khi các nhà quảng cáo chỉ phải trả phí khi có lượt click vào quảng cáo. Chẳng hạn, với chi phí 1 triệu đồng cho một chiến dịch quảng cáo, số lượt hiển thị tại vị trí tiếp cận với khách hàng là 20.000 lượt thì chi phí quảng cáo CPM sẽ được tính như sau: CPM = 1 triệu/ (20.000/1000) = 50.000.
Ưu và nhược điểm của hình thức quảng cáo CPM
Để hiểu rõ hơn về hình thức quảng cáo CPM là gì thì chúng ta sẽ cùng phân tích ưu điểm và nhược điểm trong phần dưới đây:
Ưu điểm
- Hình thức quảng cáo CPM dễ sử dụng, hiệu quả nhanh chóng. Với việc kiểm soát tốt chi phí, CPM phù hợp với những đối tượng như doanh nghiệp mới, đna trong quá trình xây dựng thương hiệu, cần thu hút sự quan tâm của khách hàng.
- CPM tiết kiệm chi phí hơn, đem đến lợi ích chung cho cả nhà quảng cáo và nhà cung cấp vị trí quảng cáo.
Nhược điểm
- Không phù hợp với những website có lưu lượng thấp vì số tiền bỏ ra khi chạy quảng cáo sẽ không đem lại hiệu quả cao.
- Các trang web có lưu lượng cao canh tranh cũng lớn, do đó chi phí quảng cáo sẽ tăng cao, hiệu quả cũng không thể đảm bảo tốt nhất.
- Quảng cáo CPM hiển thị không đúng đối tượng mục tiêu sẽ gây lãng phí.
Điểm khác biệt giữa quảng cáo CPM và quảng cáo CPC
Như đã đề cập từ đầu, trong bài viết này mình sẽ phân biệt và tìm ra sự khác nhau giữa CPM và CPC. Vậy sự khác biệt giữa CPC và CPM là gì?
Khi quảng cáo CPC, giá thầu sẽ là mức giá cao nhất nhà quảng cáo sẵn sàng trả cho 1 lượt click và chắc chắn sẽ không vượt qua mức giá thỏa thuận ban đầu. Chẳng hạn, nếu chúng ta đặt giá thầu là 5.000 VNĐ thì phí phải trả cho 1 lượt click vào quảng cáo không bao giờ vượt quá 5.000 VNĐ, nếu vượt quá quảng cáo sẽ không thể hiển thị. Số tiền thanh toán càng cao thì lượt nhấp vào quảng cáo sẽ càng lớn.
Ngược lại với CPC, CPM tính giá trên 1.000 lượt hiển thị quảng cáo. Chẳng hạn, nếu CPM là 50.000 cho 1000 lượt hiển thị, trong số 1000 lượt hiển thị này có thể số lượt click vào sẽ lên tới 100 hay 200. Có thể thấy phương pháp này có thể đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí hơn so với CPC.
Tuy nhiên, cả 2 hình thức chạy quảng cáo này sẽ ddeuf có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Việc lựa chọn hình thức nào còn tùy thuộc vào mục tiêu marketing cũng như ngân sách cho chiến dịch quảng cáo mà anh em muốn thực hiện. Ngoài ra, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện đồng thời cả 2 hình thức chạy quảng cáo này nếu cảm thấy phù hợp. Chẳng hạn, nếu có nhu cầu chạy quảng cáo để tăng nhận diện thì anh em có thể chọn CPM, nếu mục tiêu là chuyển đổi và mang về doanh thu thì nên chọn cả 2 hình thức này.
Một số lưu ý để quảng cáo CPM mang lại hiệu quả vượt trội
- Xác định rõ nhu cầu marketing, kể cả doanh nghiệp hay những cá nhân muốn bán hàng online.
- Triển khai trên những nền tảng quảng cáo mới ngoài Google Adwords, nếu tận dụng tốt thì sẽ đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
- Kết hợp nhiều công cụ marketing khác nhau như quảng cáo, bán hàng cá nhân, khuyến mãi,…
Lời kết
Trên đây là những chi sẻ về thuật ngữ CPM là gì, hy vọng với những thông tin này sẽ giúp anh em lựa chọn được hình thức quảng cáo tối ưu nhất. Xem thêm bài viết về kích thước poster Facebook và rất nhiều bài viết hữu ích được mình chia sẻ tại Vsign nữa nhé.