Design Thinking là gì? 5 Bước tư duy đột phá để thành công

Nhiều người lầm tưởng Design Thinking là một kỹ năng chỉ dành riêng cho những người làm trong lĩnh vực thiết kế (Designer), tuy nhiên, thuật ngữ này còn được ứng dụng rộng hơn thế. Đây là thuật ngữ có thể sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như văn học, âm nhạc, khoa học và cả kinh doanh. Vậy Design Thinking là gì? Chúng ta có thể ứng dụng Design Thinking trong doanh nghiệp như thế nào? Tất cả sẽ được mình giải đáp trong bài viết dưới đây, anh em có thể tham khảo thêm nhé!

Design Thinking là gì?

Design Thinking hay còn gọi là tư duy thiết kế thực chất là quá trình nghiên cứu, đặt ra các giả định để đặt vấn đề và hướng tới các giải pháp xử lý vấn đề tối ưu hơn. Yếu tố quan trọng nhất của quá trình tư duy thiết kế đó chính là những hiểu biết đối với khách hàng đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Design Thinking là gì?
Design Thinking là gì?

Design Thinking có vai trò cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp, là chìa khóa cho sự thấu hiểu của doanh nghiệp đối với khách hàng mục tiêu. Quá trình tư duy này đòi hỏi người làm phải liên tục đặt ra những câu hỏi liên quan đến vấn đề và giải pháp và cả những giả định có thể xảy ra trong tương lai.

Cách làm này cực kỳ hữu ích khi giải quyết các vấn đề chưa rõ ràng, dựa trên việc nghiên cứu quan điểm người dùng, các ý tưởng và cả tính ứng dụng thực tế. Khi xây dựng ý tưởng, anh em cần phác thảo ý tưởng và đưa ra các thử nghiệm để có đánh giá và các hướng đi phù hợp nhất.

Ví dụ về Design Thinking

Để hiểu rõ hơn về Design Thinking là gì, mình sẽ đưa ra một ví dụ đơn giản để anh em dễ hình dung nhé!

Khi một chiếc xe tải cố gắng đi qua một cây cầu gầm thấp, vấn đề tài xế gặp phải ở đây là thùng xe quá cao và xe đã bị mắc kẹt, gây ra tình trạng ách tắc giao thông. Khi các đội ngũ kỹ thuật, nhân viên cứu hộ hay người lái xe tải đều muốn tìm giải pháp để giải cứu chiếc xe những đề không khả thi. Việc tranh cãi nên dỡ bỏ cây cầu hay dỡ bỏ thùng xe đều được đưa ra, bên nào cũng cố gắng bảo vệ ý kiến của mình dựa theo kinh nghiệm, trình độ chuyên môn có được.

Ví dụ về Design Thinking là gì?
Ví dụ về Design Thinking là gì?

Vấn đề tưởng như phức tạp và khó giải quyết này lại được một cậu bé cắt ngang bằng một câu nói “Sao không xả hơi của lốp xe đi?” Chính câu hỏi đơn giản này đã hướng những người ở đây theo một suy nghĩ khác, gần như chưa từng xuất hiện trước đó. Có thể thấy, một vấn đề khá “hiển nhiên” nhưng lại bị những chuyên gia, người nhiều kinh nghiệm dẫn dắt theo lối tư duy của chính họ.

Thực chất, vấn đề có thể được giải quyết theo một hướng đơn giản hơn rất nhiều. Chính vì thế, đây chính là các diễn giải đơn giản nhất cho khái niệm Design Thinking là gì, giúp anh em có thể nắm bắt được vấn đề nhanh hơn.

Lợi ích của Design Thinking là gì?

Thực tế cho thấy, quá trình phát triển của con người sẽ tiếp thu, dung nạp những kiến thức thường xuyên tiếp cận, điều đó hình thành tư duy phải giải quyết như vậy khi gặp vấn đề quen thuộc. Điều này tạo nên phản xạ nhanh chóng, giúp xử lý các vấn đề nhanh hơn, tuy nhiên đây cũng có thể trở thành rào cản trong việc thay đổi tư duy. Trong một số trường hợp, những kiến thức ăn sâu vào tiềm thức sẽ khiến chúng ta bỏ qua những cách tiếp cận vấn đề khác, do đó ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.

Lợi ích của Design Thinking là gì?
Lợi ích của Design Thinking là gì?

Những tư duy theo lối thông thường mà nhiều người vẫn đang áp dụng được gọi là tư duy cấu trúc (schemas). Kiểu tư duy này sẽ được đặc trưng bởi những thông tin có tổ chức, có mối liên hệ giữa sự vật, hành động, suy nghĩ bật ra khi tiếp xúc với bất kỳ kích thích nào từ môi trường.

Chẳng hạn, khi nhắc đến một cái cây, ngay lập tức tư duy hiện lên trong đầu của mỗi người đều là một hình ảnh có lá, có thân, có rễ, cành, thậm chí là hoa hoặc quả. Khi đề cập đến một kích thích bất kỳ có liên quan đến cấu trúc này, kể cả không có định hình rõ ràng, tuy nhiên trong đầu chúng ta cũng tự động hình thành suy nghĩ liên quan. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc tư duy, đánh giá khách quan, chính vì thế cách đưa ra hướng giải quyết cũng không thể có đột phá mới.

Những tư duy mòn có thể khiến giải pháp giải quyết vấn đề không có hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy, để có hướng đi mới hiệu quả hơn đòi hỏi chúng ta cần có sự thay đổi. Dạng tư duy này còn được gọi là “tư duy ngoài chiếc hộp”, giúp chúng ta tiếp cận vấn đề theo nhiều khía cạnh mới mẻ hơn.

Design Thinking phù hợp với tất cả các lĩnh vực cuộc sống
Design Thinking phù hợp với tất cả các lĩnh vực cuộc sống

Khi tìm hiểu về khái niệm Design Thinking là gì chúng ta có thể thấy, điều cốt lõi của lối tư duy này muốn hướng đến đó chính là sự cải tiến sản phẩm/dịch vụ thông qua quá trình phân tích hành vi người tiêu dùng, phân tích nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Khi đặt ra được những câu hỏi tư duy về một vấn đề sẽ giúp chúng ta có được những ý tưởng, phát hiện được những hạn chế cũng như khía cạnh mới của vấn đề.

Không chỉ phù hợp với kinh doanh, Design Thinking cũng có thể được ứng dụng vào bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống. Cách tư duy này giúp chúng ta hiểu sâu hơn về các vấn đề, vượt ra được những khuôn mẫu trước đó, kết hợp với sự trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ sẽ giúp tạo ra một hướng giải quyết hoàn toàn mới. Dạng tư duy thiết kế này còn được tạo nên dựa trên những hiểu biết tổng thể, cùng với sự thấu hiểu vấn đề của người dùng.

Vậy lợi ích thực sự của Design Thinking là gì? Mình sẽ điểm danh 6 lợi ích cụ thể nhất của tư duy thiết kế, anh em có thể tìm hiểu thêm nhé:

  • Tạo nên những góc nhìn đa dạng liên quan đến một vấn đề.
  • Giúp nghiên cứu nguyên nhân của vấn đề một cách chuyên sâu.
  • Hướng đến đổi mới tư duy khi giải quyết vấn đề, đem đến sự sáng tạo cho các giải pháp.
  • Đảm bảo hiệu quả giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
  • Tạo nên sự mới lạ, đáng nhớ cho các trải nghiệm của người dùng.
  • Gia tăng tư duy liên tục học hỏi và mở rộng kiếm thức.

Ứng dụng của Design Thinking trong xây dựng doanh nghiệp

Như những thông tin mình đã đề cập ở trên, tư duy thiết kế có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong kinh doanh. Vậy vai trò trong xây dựng doanh nghiệp của Design Thinking là gì? Đặc biệt, những tư duy thiết kế này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các cấp quản lý, đặc biệt là những người phụ trách sản phẩm/dịch vụ cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, để xây dựng một doanh nghiệp lớn mạnh không chỉ đòi hỏi các nhà lãnh đạo có kỹ năng nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh,… mà còn phải có tư duy mới lạ, không bó buộc.

Ứng dụng của Design Thinking là gì?
Ứng dụng của Design Thinking là gì?

Đặc điểm của tư duy thiết kế

Trong quá trình tìm hiểu về Design Thinking là gì, một điều mà mình nhận thấy đó chính là người có tư duy thiết kế sẽ có những đặc điểm chung, chẳng hạn như:

  • Luôn đặt con người làm trung tâm của vấn đề, từ đó hướng đến tạo ra sản phẩm/dịch vụ để phục vụ những nhu cầu của con người. Việc thỏa mãn lợi ích của người dung chính là tiêu chí hàng đầu cần quan tâm trong các thiết kế.
  • Có năng lực trong việc tư duy, hình dung và mô tả một cách trực quan những ý tưởng mới.
  • Có chiều hướng đa chức năng, có thể đưa ra nhiều giải pháp cho cùng một vấn đề. Không chỉ nhìn nhận tổng quan vấn đề, người có tư duy thiết kế còn cũng đi vào chi tiết, cụ thể của vấn đề.
  • Có tầm nhìn hệ thống, quan sát, nhận xét vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau trước khi đưa ra được giải pháp tổng thể nhất.
  • Khả năng sử dụng ngôn ngữ thành thục, có thể diễn giải bằng lời nói những ý tưởng, vấn đề trong quá trình sáng tạo, làm việc. Đó là những người tài năng khi vừa có thể đưa ra ý tưởng và liên kết những ý tưởng từ những yếu tố không rõ ràng.
  • Có khả năng làm việc nhóm và gắn kết với các bộ phận khác.
  • Không giới hạn cho những lựa chọn hay giải pháp cụ thể nào bởi họ tin rằng vẫn còn có những lựa chọn tốt hơn mà họ chưa tìm ra. Chính vì vậy, họ luôn cố gắng tìm kiếm để đạt được giải pháp thay thế tốt nhất trước khi có lựa chọn cuối cùng.

5 Bước Design Thinking hiệu quả

Khái niệm Design Thinking là gì xuất hiện lần đầu tiên bởi Herbert Simon, tuy nhiên đến nay đã có rất nhiều biến thể khi nói về chủ đề này. Mặc dù có sự thay đổi, thế nhưng chung quy các bước thực hiện tư duy thiết kế vẫn dựa trên những nguyên tắc giống nhau. Vậy các bước thực hiện Design Thinking là gì?

Design Thinking là gì?
Design Thinking là gì?

Phần dưới đây mình sẽ đề cập đến 5 bước tư duy thiết kế dựa trên nghiên cứu của Viện thiết kế Hasso-Plattner của Đại học Stanford, anh em có thể tham khảo để hiểu thêm nhé.

Bước 1: Empathize (Đồng cảm)

Bước đầu tiên khi tiến hành Design Thinking là gì? Đó chính là nghiên cứu nhu cầu của người dùng để có thêm hiểu biết cũng như sự đồng cảm. Nghe thì có vẻ đơn giản, thế nhưng đây lại là bước quan trọng để hiểu về nhu cầu của người dùng, từ đó loại bỏ những giả định chủ quan về thế giới. Đây cũng là bước để chúng ta có thể có cái nhìn sâu sắc nhất về khách hàng, hiểu được nhu cầu, mong muốn của họ đối với sản phẩm/dịch vụ của mình.

Bước 2: Define (Xác định)

Bước tiếp theo trong quá trình tư duy đột phá đó là xác định. Dựa trên những dữ liệu đã thu được từ bước 1, nhiệm vụ của anh em là phân tích quan sát củ chính mình sau đó tổ hợp lại các vấn đề cốt lõi cần điều chỉnh. Chúng ta cũng có thể có đây là bước xác định chân dung khách hàng, do đó cần thực hiện một cách chi tiết để ứng dụng trong các bước tiếp theo.

Bước 3: Ideate (Tạo ý tưởng)

Tạo ý tưởng trong Design Thinking là gì?
Tạo ý tưởng trong Design Thinking là gì?

Cách để xây dựng ý tưởng cho Design Thinking là gì? Đó chính là việc vận dụng các yếu tố có được sau 2 bước ở trên, biến chúng thành tiền đề cho các ý tưởng. Khi nghiên cứu qua 2 bước đầu sẽ giúp chúng ta có cái nhìn thấu đáo hơn, dễ dàng đưa ra các giải pháp thay thế tốt hơn cho những vấn đề đã xác định được trước đó. Tại bước này, kỹ năng Brainstorming sẽ là cần được phát huy một cách tối đa.

Bước 4: Prototype (Thử nghiệm)

Bước thứ 4 trong quá trình thực hiện tư duy thiết kế cũng vô cùng quan trọng. Mục đích của bước thử nghiệm này đó chính là tìm kiếm giải pháp hữu hiệu nhất cho từng vấn đề cụ thể. Cách thức hợp lý nhất mà anh em có thể thực hiện cho giai đoạn này đó chính là cho ra mắt một số phiên bản sản phẩm/dịch vụ thử nghiệm. Việc này có thể giúp chúng ta đánh giá được hiệu quả cũng như phát hiện ra những vấn đề để có giải pháp khắc phục.

Tuy nhiên, không phải khi nào chúng ta cũng có thể tiến hành thử nghiệm thực tế. Điều này còn phụ thuộc vào từng doanh nghiệp, từng dòng sản phẩm/dịch vụ khác nhau. Một số thử nghiệm có thể diễn ra trên giấy, đó đơn giản chỉ là những phân tích giấy tờ.

Bước 5: Test (Kiểm tra)

Bước kiểm tra có vai trò vô cùng quan trọng
Bước kiểm tra có vai trò vô cùng quan trọng

Vai trò của kiểm tra trong Design Thinking là gì? Trước hết, phải khẳng định đây là bước vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới sự thành công hay thất bại của quá trình tư duy thiết kế. Kết quả của bước kiểm tra sẽ là căn cứ để chúng ta nhìn nhận, đánh giá lại một số vấn đề chưa phù hợp hoặc vấn đề có thể phát sinh tiếp theo. Nếu kết quả của bước kiểm tra chưa hợp lý, anh em có thể tiến hành lặp lại các bước trước đó, cùng với đó hãy thay đổi và giải quyết những điểm chưa phù hợp.

Lưu ý khi thực hiện Design Thinking

Sau khi tham khảo khái niệm Design Thinking là gì và hướng dẫn thực hiện ở trên, anh em có thể bắt tay vào thực hiện cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả tư duy thiết kế này anh em cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Tư duy thiết kế có thể diễn ra lặp đi lặp lại, không theo trình tự như cách liệt kê 5 bước ở trên.
  • Trong quá trình thực hiện Design Thinking cần liên tục đánh giá kết quả, đưa ra các câu hỏi để xem xét, cải thiện các giả định, cải thiện những tư duy, ý tưởng ban đầu.
  • Nên nghiên cứu tư duy theo cách sáng tạo, linh hoạt nhất, tránh sự máy móc dẫn đến việc không đưa ra được ý tưởng mới.

Lời kết

Design Thinking hay tư duy thiết kế có vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình phân tích và đưa ra giải pháp cho các vấn đề. Với những chia sẻ liên quan đến khái niệm Design Thinking là gì ở trên, có thể thấy việc định nghĩa và diễn giải về nó rất đơn giản, tuy nhiên để thực hiện được kiểu tư duy thiết kế này là vô cùng khó.

Trên thực tế chúng ta luôn định hình trong đầu những khuôn mẫu, do đó khi gặp vấn đề cần giải quyết các ý tưởng luôn có xu hướng đi theo khuôn mẫu này. Do đó làm thế nào để đổi mới suy nghĩ, hướng đến những giải pháp tốt hơn là vô cùng khó. Chính vì vậy, anh em nên học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức, mở rộng tư duy để có thể vận dụng vào công việc tốt hơn.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

Bài viết cùng chuyên mục

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *