Penetration Rate là gì? Nhận diện Brand Penetration và Category Penetration

Penetration Rate là gì và nó có ý nghĩa như thế nào với các chiến lược marketing? Giữa Brand Penetration và Category Penetration có điểm gì khác biệt, làm thế nào để nhận diện hai khái niệm này? Tất cả những thắc mắc này sẽ được mình giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, anh em cùng đón đọc nhé.

Penetration Rate là gì?

Trong giới marketing các anh em thường nhắc đến cụm từ Penetration Rate, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết khái niệm này, nhất là những bạn newbie mới tìm hiểu ngành này. Hiểu đơn giản thì khái niệm Penetration tứ là tỷ lệ phần trăm số người sử dụng sản phẩm, dịch vụ so với số lượng khách hàng mục tiêu đã xác định trước đó.

Penetration Rate là gì?
Penetration Rate là gì?

Penetration Rate là một chỉ số rất quan trọng, được sử dụng với mục đích đánh giá thị trường, khả năng cạnh tranh của thương hiệu. Đặc biệt, chỉ số này cũng thể hiện mức độ hiệu quả của một chiến dịch Marketing, giúp các Marketer có thể đánh giá hành vi người tiêu dùng.

Để tính được chỉ số Penetration Rate anh em có thể áp dụng công thức dưới đây:

Penetration Rate (%) = Số lượng người mua và sử dụng sản phẩm/ Tổng số khách hàng mục tiêu được nhắm đến

Dựa theo công thức trên chúng ta có thể hiểu đơn giản khái niệm Penetration Rate là gì. Thực chất đó là con số cho thấy trong số những khách hàng mục tiêu, có bao nhiêu % người đã mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Cụ thể chỉ số Penetration Rate sẽ cho biết những vấn đề như sau:

  • Là chỉ số thể hiện lượng người dùng trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Thể hiện tiềm năng non-buyers, tức là những người chưa mua hàng một cách cụ thể nhất.
  • Thể hiện lượng người mua theo ngành hàng, thương hiệu, theo dõi sự thay đổi theo thời gian.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm Penetration là gì chúng ta có thể lấy ví dụ cụ thể như sau: Một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dầu gội, thị trường mục tiêu được họ xác định là  5.000.000 khách hàng tiềm năng. Qua 6 tháng đầu năm doanh nghiệp này đã bán hàng cho 2 triệu người trên tổng số khách hàng tiềm năng đã xác định trước đó.

Ở đây chúng ta sẽ có công thức tính Penetration Rate cho doanh nghiệp này như sau:

Penetration Rate = 2.000.000/ 5.000.000 = 40%

Có thể thấy, mức độ thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp này đạt 40%, tức là lượng khách hàng mục tiêu đã mua hàng đạt tỉ lệ 40%.

Vậy yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số Penetration Rate là gì? Trên thực tế, chỉ số Penetration chỉ dùng để đo lường tỷ lệ người hay hộ gia đình đã mua sản phẩm trong khoảng thời gian nhất định. Chính vì vậy, phép tính đo lường này phải áp dụng vào bối cảnh cụ thể, thường thì sẽ tính bằng tháng (4 tháng, 6 tháng) hoặc 1 năm.

Nhận diện Brand Penetration và Category Penetration

Brand Penetration
Brand Penetration

Với những thông tin được mình chia sẻ ở trên, chắc hẳn anh em cũng đã hiểu cơ bản về khái niệm Penetration rate là gì. Tuy nhiên, trong lĩnh vực marketing  Penetration cũng được chia thành 2 loại là Brand Penetration và Category Penetration. Vậy 2 khái niệm này có gì khác biệt và là thế nào để nhận diện chúng? Cùng mình tìm hiểu ngay trong phần dưới đây nhé:

  • Brand Penetration được tính bằng tổng số người mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu chia cho tổng số khách hàng mục tiêu.
  • Category Penetration là tổng số người mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong ngành hàng chia cho quy mô thị trường mục tiêu trong ngành.

Để nhận thấy sự khác biệt giữa 2 Penetration Rate là gì chúng ta có thể lấy ví dụ cụ thể như sau: Khi nhắc đến Brand Penetration của thương hiệu mỹ phẩm A là 40%, điều này có nghĩa là có 50% số lượng khách hàng mua tiêu của thương hiệu này đã mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên chỉ số Category Penetration của ngành hàng mỹ phẩm này có thể lên đến 80%, điều đó thể hiện rằng có 80% khách hàng mục tiêu trong ngành đã mua và sử dụng mỹ phẩm. Với Category Penetration sẽ không giới hạn trong phạm vi thương hiệu mà còn bao gồm các nhãn hiệu khác.

Penetration Rate là gì?
Penetration Rate là gì?

Mình sẽ làm mẫu một ví dụ để có thể tính cụ thể Brand Penetration và Category Penetration để anh em dễ hiểu hơn nhé: Giả sử thị trường bán bột giặt có sự cạnh tranh của 3 thương hiệu lớn là A, B, C với tổng quy mô 1.000.000 khách hàng. Trong một khoảng thời gian nhãn hiệu A có 200.000 khách hàng, nhãn hàng B có 300.000 khách hàng và nhãn hàng C có 600.000 khách hàng (một số khách hàng có thể sử dụng nhiều nhãn hiệu). Thống kê của thị trường kem đánh răng là 800.000 người sử dụng. Chúng ta có thể tính được Brand Penetration và Category Penetration như sau:

  • Brand Penetration (A) = 200.000/1.000.000 = 20%
  • Brand Penetration (B) = 300.000/1.000.000 = 30%
  • Brand Penetration (C) = 600.000/1.000.000 = 60%
  • Category Penetration = 800.000/1.000.000 = 80%

Việc mộ khách hàng có thể sử dụng nhiều nhãn hiệu cùng lúc là hoàn toàn bình thường, do đó chúng ta không thể tính tổng tất cả Brand Penetration của thương hiệu đó trong thị trường để đo lường Category Penetration.

Lời kết

Khái niệm Penetration Rate là gì thực chất không quá khó hiểu, với những anh em làm nghề marketing lâu năm thì đây là một khía cạnh cần thực hiện khá thường xuyên. Với những anh em đang tìm hiểu về MKT thì có thể nghiên cứu để nắm rõ hơn về những khái niệm này nhé. Ngoài ra, tại Vsign mình có chia sẻ rất nhiều về các kiến thức marketing, anh em có thể xem thêm để lên được kế hoạch chiến lược marketing tổng thể nhé.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

Bài viết cùng chuyên mục

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *