Market share là gì cũng là một khái niệm khá đặc biệt và mới mẻ với những anh em mới tìm hiểu về marketing. Tuy nhiên, đây lại là một khái niệm mang giá trị rất lớn, được sử dụng để đánh giá sức mạnh phát triển cũng như khả năng cạnh tranh của một thương hiệu. Trong bài viết này, ngoài khái niệm về market share thì mình cũng sẽ chia sẻ về ý nghĩa quan trọng của market share trong quá trình lên kế hoạch marketing, cùng tham khảo ngay nhé.
Market Share là gì?
Với khái niệm Market share là gì anh em có thể hiểu đơn giản đây là thị phần hay tỉ lệ phần trăm thị trường chiếm được. Thực chất market share mang ý nghĩa phân chia thị trường giữa các doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực cụ thể, tại một thời điểm nhất định.
Thị phần của doanh nghiệp là tổng phần trăm doanh thu hoặc có liên quan đến ngành hay thị trường doanh nghiệp đang tham gia. Với kết quả nghiên cứu thị phần sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý.
Ý nghĩa quan trọng của market share
Ý nghĩa khi thực hiện market share là gì? Thực tế việc đo lường thị phần có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Là cơ sở để doanh nghiệp nghiên cứu khả năng cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ của mình với đối thủ. Doanh nghiệp có thị phần ổn định tăng thì cơ hội cạnh tranh cũng sẽ cao do mức cơ hội cho thị trường sản phẩm tăng, doanh thu cũng tăng nhanh hơn so với đối thủ cạnh tranh.
- Khi thị phần tăng sẽ là cơ hội để doanh nghiệp đạt được quy mô thị trường lớn hơn, cải thiện lợi nhuận một cách đáng kể.
- Việc đo lường thị phần đã được áp dụng cho phạm vi quốc gia, khu vực cụ thể, tuy nhiên việc đo lường vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Cách xác định thị phần của một doanh nghiệp
Sau khi đã hiểu về khái niệm market share là gì thì chúng ta sẽ cần biết làm thế nào để xác định được thị phần cho một doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp anh em có thể dễ dàng đo lường thị phần chính xác, hiệu quả nhất nhé.
- Đầu tiên, để tính được thị phần doanh nghiệp một cách chính xác và nhanh nhất thì cần xác định yếu tố thời gian. Thời gian đo lường nên hợp lý, có thể là một quý, một năm hay nhiều năm để tính được tổng doanh số của doanh nghiệp.
- Tiếp theo, tính tổng doanh thu của ngành hàng thuộc doanh nghiệp để tính thị phần bằng công thức sau: Tổng doanh thu doanh nghiệp chia cho tổng doanh thu các ngành sẽ bằng thị phần.
- Nguồn của các số liệu, dữ liệu thị phần sẽ được lấy từ các nguồn riêng biệt và độc lập nhau như các cơ quan quản lý, các nhóm thương mại.
Chẳng hạn, nếu anh em đanh kinh doanh mặt hàng gia dụng với tổng doanh thu là 50 triệu USD, tổng doanh thu của ngành đồ điện gia dụng chiếm 500 triệu USD, khi đó thị phần doanh nghiệp sẽ là 50/500, tức là 10%.
Làm thế nào để doanh nghiệp gia tăng thị phần hiệu quả?
Mở rộng thị phần là mục tiêu mà rất nhiều doanh nghiệp hướng tới. Ngoài những phương pháp như giảm giá sản phẩm hay tiến hành quảng bá, giới thiệu sản phẩm thì anh em có thể thực hiện một số phương pháp như sau:
Tăng cường bán cho khách hàng hiện tại
Với những khách hàng đã có, việc tiếp cận nhu cầu khách hàng sẽ dễ hơn, do đó sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian tìm hiểu. Trái lại, những khách hàng đã mất, doanh nghiệp sẽ tốn chi phí và thời gian để nghiên cứu, phân tích lý do khách hàng không tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình. Việc nghiên cứu này có thể đem lại hướng cải thiện và thuyết phục khách hàng sử dụng lại sản phẩm của doanh nghiệp.
Đối với các khách hàng đã mất, doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm một khoản chi phí và thời gian để tìm hiểu và phân tích các lý do tại sao khách hàng lại không sử dụng các dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp nữa để có thể tiến hành cải thiện và thuyết phục khách hàng trở lại.
Quan tâm và theo đuổi khách hàng cũ
Cách tiếp theo để gia tăng market share là gì? Đó chính là tận dụng lại tệp khách hàng cũ, tiến hành theo đuổi và kéo họ tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình. Dĩ nhiên, việc quan tâm và theo đuổi để bán hàng cho khách hàng cũ sẽ dễ dàng và tiết kiệm được chi phí hơn so với tìm kiếm kahchs hàng mới. Tuy nhiên, việc bán hàng lại cho khách hàng cũ cũng phải tùy thuộc vào từng lĩnh vực, phông phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng.
Tiếp thị trên đa kênh
Khi hiểu rõ market share là gì anh em sẽ hiểu, việc gia tăng thị phần có thể thực hiện bằng cách mở rộng các kênh tiếp thị, bao gồm cả kênh bán lẻ, kênh trực tuyến, siêu thị hay các kênh truyền thông phổ biến như báo chí, truyền hình, radio,… ĐÂy đều là tất cả những phương pháp giúp sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu có thể tiếp cận với khách hàng.
Đa dạng hóa sản phẩm
market share không đơn thuần là tăng tiếp thị, anh em cũng có thể mở rộng thị phần bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm. nêu slaf tốt việc này có thể giúp gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng thường sử dụng phương pháp cỉ tiến sản phẩm cũ, đưa ra các sản phẩm mới để gia tăng thị phần, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi nếu thất bại tổn thất sẽ rất lớn.
Chính vì những lý do này mà trước khi bắt đầu kế hoạch mở rộng thị phần, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường mục tiêu, đánh giá đối thủ cạnh tranh và dự trù những rủi ro có thể xảy ra.
Tiến nhập vào thị trường mới
Với những người nắm chắc được khái niệm market share là gì chắc chắn sẽ hiểu ý nghĩa quan trọng của việc tiến nhập vào thị trường mới. Đây là chiến lược mở rộng thị phần tốt nhất, tuy nhiên cần có nền tảng vững chắc từ thị trường cũ, có đầy đủ các thông tin liên quan đến thị trường tiềm năng. Trước hết, doanh nghiệp sẽ cần phân tích, nghiên cứu về cả chiều rộng và chiều sâu của thị trường tiềm năng để đưa ra các quyết định chính xác.
Việc nghiên cứu, phân tích kỹ sẽ giúp doanh nghiệp có chiều hướng tiếp cận kahchs hàng, tiếp cận thị trường phù hợp, nhất là trong việc lựa chọn kênh truyền thông tiếp thị.
Lời kết
Qua những thông tin chia sẻ ở trên, chắc hẳn anh em đã hiểu cơ bản về khái niệm market share là gì và ý nghĩa của market share. Đây đều là những kiến thức cơ bản nhất, do đó, nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về market share cũng như các mở rộng thị trường thì cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu. Hy vọng những chia sẻ này có thể trở thành tiền đề để anh em nghiên cứu kỹ hơn. Ngoài ra, anh em có thể tìm hiểu thêm các bài viết tại Vsign về cách xây dựng giá trị doanh nghiệp nhé.