Master Plan là gì? Có lẽ đây là thuật ngữ được rất nhiều người quan tâm khi mới bắt đầu tìm hiểu về marketing. Những khái niệm tiếng Anh này mặc dù ngắn gọn nhưng hàm chứa đầy đủ những thông tin quan trọng, do đó thường xuất hiện trong các chủ đề bàn luận về marketing. Để anh em có thể hiểu rõ hơn về khái niệm này, trong bài viết dưới đây mình sẽ giải nghĩa và nói về những vấn đề liên quan, cùng tham khảo ngay nhé.
Master plan là gì?
Khi nghiên cứu về marketing, những khái niệm, thuật ngữ bằng tiếng Anh luôn khiến nhiều người “đau não”, tuy nhiên khi hiểu rõ bản chất thì việc tiếp cận với các khía cạnh của marketing sẽ trở nên dễ dàng hơn. Master plan là một từ vựng tiếng Anh, khi giải nghĩa sẽ được hiểu là một tập hợp các quyết định, được thiết lập bởi một người hoặc một nhóm người về những vấn đề trong tương lai. Hiểu đơn giản hơn thì Master plan là những kế hoạch chiến lược cho những vấn đề trong tương lai.
Trong quá trình tìm hiểu về master plan là gì có thể thấy, thuật ngữ này có thể dùng để xác định chiến lược và hướng đi cho những vấn đề, lĩnh vực nhất định trong tương lai. Hiện tại chúng ta có thể bắt gặp master plan trong kahs nhiều lĩnh vực như: Xây dựng kỹ thuật, lĩnh vực kinh tế và được gọi với các tên gọi khác nhau như kế hoạch tổng thể, chiến lược tổng thể, tổng kế hoạch, kế hoạch chính,… Master plan thường xuất hiện trước khi doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh, nhằm đưa ra chiến lược để tăng trưởng và đạt được lợi nhuận kinh doanh.
Tầm quan trọng của một Master Plan là gì?
Sau khi tìm hiểu về khái niệm Master plan là gì có thể thấy, khái niệm Master plan mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp hay một người làm marketing. Một kế hoạch tổng thể sẽ giúp thể hiện tầm nhìn và hướng hành động để có được kết quả cuối cùng. Nếu một kế hoạch tổng thể không thể đem lại lợi ích, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không đạt được lợi ích cụ thể. Do đó, việc hiểu master lan là gì và vận dụng nó hợp lý là vô cùng quan trọng.
Với vai trò quan trọng như vậy, một marketer chuyên nghiệp sẽ cần dành thời gian đầu tư, xây dựng để có một plan hoàn hảo nhất. Vai trò của Master plan được thể hiện trong rất nhiều lĩnh vực cụ thể như sau:
- Trong lĩnh vực xây dựng: Kế hoạch tổng thể trong lĩnh vực xây dựng đóng vai trò như một tấm bản đồ chỉ hướng, đảm bảo các kế hoạch luôn đi theo định hướng cụ thể. Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch tổng thể cũng giúp khách hàng có thể tiết kiệm chi phí khi hoạt động trong thời gian dài, dự tính được chi phí có thể phát sinh để có sự chuẩn bị tốt nhất. Đặc biệt, khi đưa ra một master plan chất lượng, cụ thể sẽ tạo niềm tin cho một dự án, là tiền đề để có những lợi ích sau này.
- Vai trò của Master Plan trong lĩnh vực kinh tế: Việc xây dựng kế hoạch tổng thể liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng, các tiện ích, lập kế hoạch mua bán trong những khoảng thời gian dài giúp doanh nghiệp mang ý nghĩa định hướng, mục tiêu. Các kế hoạch này sẽ thể hiện được các kế hoạch đầu tư dài hạn, định hướng phát triển tài sản vật chất, đánh giá các quy định, tiêu chuẩn quy hoạch, phát triển phòng ban, thay đổi cơ sở hạ tầng trong tương lai,….
Vậy những vấn đề có thể xảy ra nếu một doanh nghiệp không xây dựng Master plan là gì? Trước hết, việc không có kế hoạch tổng thể sẽ khiến doanh nghiệp bị trì hoãn các hồ sơ phát triển, không chuẩn bị sẵn cho những thay đổi lớn, dẫn đến những quyết định sơ sài, nhanh chóng, ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh cốt lõi. Master plan tồn tại trong doanh nghiệp giống như một khuôn khổ giúp các nhà lãnh đạo vận hành các hoạt động hiệu quả.
Việc thiết lập kế hoạch tổng thể cần linh hoạt để đáp ứng được các chiến lược phát triển và tiếp nhận những cơ hội mới được tạo ra. Việc đầu tư cho kế hoạch tổng thể sẽ giúp các quyết định trong tương lai trở nên dễ dàng hơn.
Cách xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển kinh doanh
Việc quan tâm tới Master plan là gì giúp các nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của yếu tố này. Chính vì thế, câu hỏi làm thế nào để xây dựng một kế hoạch tổng thể toàn diện được rất nhiều người quan tâm tới.
Trước hết, yêu cầu quan trọng nhất dành cho người lập master plan đó chính là nghiên cứu SWOT của doanh nghiệp để đảm bảo hướng đi được xác định là đúng đắn và hợp lý. SWOT hay còn gọi là điểm mạnh, điểm yếu sẽ thể hiện được cơ hội cũng như các mối đe dọa đang tồn tại trong doanh nghiệp. Tất cả những đánh giá này sẽ tạo tiền đề để xây dựng kế hoạch chi tiết.
Với vai trò là một bản kế hoạch nền tảng cho các chiến lược phát triển, chính vì vậy cần xây dựng một cách cụ thể, rõ ràng và thực tế nhất. Ngoài ra, chúng ta cùng cần phải xem xét và tiến hành sửa đổi thường xuyên để phù hợp với diễn biến trong quá trình kinh doanh. Vậy những yếu tố cần thiết của Master plan là gì?
- Cơ hội phát triển: Một bản kế hoạch tổng thể sẽ có những nghiên cứu về thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và các tiến trình trước đó của chính doanh nghiệp. Các thông tin này sẽ giúp chúng ta xác định cơ hội phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Việc xem xét kỹ lưỡng sẽ giúp lựa chọn và tìm ra những hướng đi tốt nhất.
- Kế hoạch đầu tư: Một master plan hoàn chỉnh cần phải có kế hoạch đầu tư hoàn chỉnh. Đây chính là yếu tố xác định cách đầu tư cho sự phát triển của doanh nghiệp, liên quan đến vốn và thời gian huy động vốn.
- Mục tiêu tài chính: Là các dự báo về lợi nhuận, doanh thu, chi phí đạt được khi thực hiện các kế hoạch đầu tư. Dựa trên các mục tiêu này các nhà lãnh đạo sẽ xây dựng được mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn.
- Hoạt động bán hàng và tiếp thị: Nghiên cứu và tìm ra những phương pháp bán hàng, tiếp thị giúp thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả, đúng kế hoạch. Ngoài ra, cần xây dựng thêm những kế hoạch bán hàng khi doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Đặc biệt, kế hoạch bán hàng và tiếp thị cần đủ mạnh để có thể hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu cuối cùng.
- Nhu cầu: Nhu cầu ở đây dùng để đánh giá về nhân sự hiện tại, cách cải thiện khả năng của họ để đáp ứng sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời xem xét bổ sung, thay đổi nhân sự để nhấn mạnh chuyên môn, kỹ năng của họ.
Một trong những vấn đề mà mình muốn nhấn mạnh khi nghiên cứu về khái niệm Master plan là gì đó chính là theo dõi tiến trình và thực hiện điều chỉnh khi cần thiết. Điều này sẽ giúp kế hoạch tổng thể luôn phù hợp và đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Nhược điểm của Master Plan là gì?
Bên cạnh những lợi ích mà Master plan đem lại thì khái niệm này cũng tồn tại những nhược điểm cần cải thiện. Khi tìm hiểu về master plan là gì anh em sẽ dễ dàng nhận ra sự khôn ngoan của các chủ doanh nghiệp. Điều này gây ra những vấn đề mà nhiều người không mong muốn.
Chẳng hạn như khi thiết lập một kế hoạch, một phương án tăng trưởng ngay từ đầu sẽ khiến việc đổi mới, học hỏi bị giới hạn. Việc xây dựng kế hoạch trước khi sản phẩm hoặc doanh nghiệp xuất hiện khiến việc suy đoán trở thành ẩn số, tiềm ẩn rủi ro hình thành không đúng như phỏng đoán.
Do đó, để khắc phục được nhược điểm này, cách tốt nhất là người lãnh đạo doanh nghiệp cần tiếp cận thông minh hơn với mọi vấn đề. Tốt nhất, hãy tập trung giữ cho doanh nghiệp được phát triển theo cơ cấu hợp lý, tuy nhiên cũng cần có những thay đổi, học hỏi không ngừng. Trong những thời điểm cần thiết, thay vì tuân thủ nghiêm ngặt các kế hoạch được ”áp cứng” ban đầu thì doanh nghiệp có thể dịch chuyển trọng tâm.
Lời kết
Master plan là một phần quan trọng, bắt buộc phải có khi các doanh nghiệp muốn xây dựng, phát triển lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch tổng thể thế nào cho hợp lý thì cần một quá trình nghiên cứu, khảo sát kỹ càng. Với những thông tin liên quan đến khái niệm Master plan là gì được chia sẻ ở trên, hy vọng anh em sẽ hiểu được tầm quan trọng cũng như các yếu tố cần thiết cho một Master plan hoàn chỉnh.
Xem thêm những chia sẻ về mô hình bán hàng đa kênh, cách xây dựng thương hiệu để có thể xây dựng các kế hoạch kinh doanh tổng thể chất lượng nhất nhé.