Owned Media là gì? Tại sao những anh em Marketer lại đề cao sự quan trọng của yếu tố này khi thực hiện các chiến lược Marketing như vậy? Trong bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ về khái niệm Owned Media và vai trò của Owned Media trên nền tảng Digital Marketing. Anh em có thể tham khảo
Owned Media là gì?
Khái niệm Owned Media là gì? Khi giải nghĩa theo tiếng Việt khái niệm này được hiểu là truyền thông sở hữu. Đây là tập hợp của tất cả các yếu tố như công cụ, kênh truyền thông do thương hiệu sở hữu và kiểm soát. Các kênh này có thể là trang web, blog hay các ứng dụng,…
Owned Media được sử dụng để xây dựng các mối quan hệ và nuôi dưỡng nhu cầu của khách hàng mới, khách hàng sẵn có. Yếu tố quan trọng nhất để sử dụng hiệu quả Owned Media đó chính là quyền kiểm soát nội dung.
Owned Media là 1 trong 3 yếu tố quan trọng và cần có của Digital Marketing, hình thành một tam giác truyền thông bao gồm: Paid Media – Owned Media – Earned Media. Owned Media đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược marketing của doanh nghiệp. Vậy những ưu điểm và nhược điểm của Owned Media là gì? Chúng ta có thể đánh giá trong phần dưới đây nhé!
Ưu, nhược điểm của Owned Media
Như đã đề cập ở trên, truyền thông sở hữu hay Owned Media là một trong 3 yếu tố của Digital Marketing, do đó nó sẽ có những đặc điểm khác với 2 yếu tố còn lại. Hiện tại, xu thế tập trung vào Owned Media ngày tăng, vậy tại sao lại có sự chuyển dịch như vậy? Với những thắc mắc này, trong phần này mình sẽ đề cập về những ưu và nhược điểm của Owned Media là gì, anh em có thể tìm hiểu nhé!
Ưu điểm
- Owned Media không mất chi phí quảng cáo, chính vì vậy doanh nghiệp có thể thoải mái quảng cáo sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng mà không tốn chi phí. yếu tố này vô cùng quan trọng, nhất là với những doanh nghiệp nhỏ, chi phí hạn hẹp hoặc những doanh nghiệp muốn tối ưu chi phí và gia tăng doanh thu.
- Tạo thiện cảm với khách hàng tiềm năng, hạn chế các quảng cáo bám đuổi khiến khách hàng khó chịu, xây dựng hình ảnh thân thiện hơn với khách hàng.
Nhược điểm
- Chi phí vận hành cao bởi đây là dạng truyền thông tương tự như blog, sử dụng nhiều hình ảnh, thông tin, cần cập nhật thường xuyên, chính vì vậy đây cũng là một bước cần đầu tư cho doanh nghiệp. Để hoàn thiện được toàn bộ quy trình, đường dây vận hành Owned Media đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư rất nhiều kể cả về công sức và chi phí.
- Owned Media mất nhiều thời gian để đem lại kết quả, đây là nhược điểm so với các kênh truyền thông có trả phí khác. Tùy theo từng doanh nghiệp mà thời gian cần để có được kết quả sẽ khác nhau, tuy nhiên con số trung bình sẽ khoảng từ 6 tháng tới 1 năm.
Ví dụ về Owned Media
Sau khi đã đề cập đến khái niệm Owned Media là gì, để anh em có thể hiểu rõ hơn về khái niệm này mình sẽ lấy một ví dụ cụ thể như sau:
Một trong những thương hiệu ứng dụng tốt nhất Owned Media vào các chiến lược marketing đó chính là Nivea – một thương hiệu chăm sóc da nổi tiếng nhất, luôn giữ vị trí số 1 tại nhiều quốc gia, khẳng định được cả sức mạnh thương hiệu và giá trị thị trường. Nivea xây dựng định vị “Chuyên gia về làn da” và làm nổi bật lên insight về điểm chạm, điểm tiếp xúc giữa 2 người khi yêu đó là làn da.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, Nivea đã xây dựng một Campaign cho sự kiện, đẩy mạnh trên nền tảng Digital. Campaign hướng đến tăng nhận diện thương hiệu, khuyến khích người dùng tham gia các trải nghiệm. Vậy biểu hiện của Owned Media là gì? Để nhìn thấy rõ nhất chúng ta sẽ phân tích vào giai đoạn tạo trải nghiệm và chuyển đổi khách hàng như sau:
Awareness “Invite” (Paid Media)
Trong bước này Nivea đã thực hiện như sau:
- Tăng độ nhận biết thương hiệu thông qua Paid Media
- Phân bổ ngân sách khoảng 50 – 70% cho cả 3 Platforms
- Sử dụng các cuộc thảo luận trên Social để tăng mức độ lan tỏa, làm viral chủ đề
- Kết hợp các công cụ như Search, Email Marketing, Mobile Ads
- Sử dụng các kênh truyền thống hay đặt mã QR để dẫn người dùng về kênh Owned.
Engagement “Experience” (Owned Media)
- Áp dụng các công nghệ phù hợp
- Tăng tương tác với các trải nghiệm mới lạ, độc đáo
- Lôi kéo người dùng trải nghiệm bằng những phần thưởng, ưu đãi, nhằm tăng tương tác với thương hiệu
Acquisition “Convert” (Owned Media)
- Thực hiện kêu gọi hành động
- Tạo ra lợi ích, giá trị nếu người dùng hành động
- Thu thập, lưu trữ dữ liệu để dùng cho những Campaign tiếp theo
Loyalty “Amplify” (Earned Media)
- Tạo động lực để người tiêu dùng chia sẻ
- Lan tỏa trải nghiệm với những người khác
- Tạo nguồn ngân sách nhỏ để tiếp tục thực hiện các Platforms tiếp theo trong quá trình chờ đợi những Campaign mới diễn ra
Phân loại Owned Media
Sau khi nghiên cứu Owned Media là gì, trong phần dưới đây mình sẽ phân loại các loại Owned Media như sau:
- Các chiến dịch Marketing qua email nhằm gửi thông báo đến các công ty, doanh nghiệp.
- Blog, các nội dung sở hữu khác, kết quả marketing nội dung bao gồm Owned Media và Earned Media, có thể kết hợp hoặc riêng lẻ.
- Bài đăng truyền thông xã hội (Facebook, Instagram, Twitter,…
Vai trò của Owned Media trong Digital Marketing
Mục đích các doanh nghiệp khi sử dụng Owned Media là gì? Tại sao xu hướng sử dụng Owned Media ngày càng tăng và trở thành khối tiêu chuẩn trong Digital Marketing?
Những vai trò của Owned Media đối với Digital Marketing sẽ bao gồm:
- Sự kiểm soát hoàn toàn, do đó chúng ta sẽ không cần lo lắng chiến dịch quảng cáo đã được hiển thị hay chưa.
- Tăng phạm vi tiếp cận nhờ các bài đăng, nội dung trên các phương tiện truyền thông, hướng đến các từ khóa long-tail để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng tiềm năng.
- Tăng độ bền cho chiến dịch bởi các nội dung trên nền tảng truyền thông xã hội không bao giờ thực sự biến mất.
- Tăng tính linh hoạt bởi doanh nghiệp có thể đăng tải nhiều nội dung trên nền tảng truyền thông của họ.
- Tối ưu chi phí và hiệu quả khi các phương tiện truyền thông sở hữu được phép sử dụng miễn phí.
Owned Media là tiền đề cho Earned Media
Theo tiến trình của tam giác truyền thông, cả 3 yếu tố Paid Media – Owned Media – Earned Media đểu có liên hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. Vai trò của Owned media là gì? Đó chính là tác động đến hành vi người tiêu dùng, tăng tỉ lệ chuyển đổi, thu hút khách hàng.
Tuy nhiên, các nghiên cứu thực tiễn cho thấy, việc sử dụng Earned Media được cho là đáng tin cậy hơn 88% so với những doanh nghiệp chỉ sử dụng Owned Media. Chính vì vậy, sau khi thực hiện bước Owned Media, các doanh nghiệp cần thực hiện bước Earned Media để tối ưu hiệu quả.
Lời kết
Với khái niệm Owned Media là gì ở trên, hy vọng anh em đã có thể có được hình dung chính xác nhất về vai trò, tầm quan trọng của Owned Media trong các chiến dịch Digital Marketing. Việc vận dụng tối yếu tố này sẽ góp phần rất lớn và thành công của các doanh nghiệp, do đó, đừng bỏ qua những bước quan trọng này nhé. Tuy nhiên trước khi thực hiện các bước này anh em cũng cần nghiên cứu thị trường thật tốt đển đảm bảo kết quả cuối cùng được tốt nhất.