Nếu bạn là một Blogger chắc hẳn bạn đã nghe nói đến Pingback rất nhiều. Đặc biệt là khi quản trị trang Web, hơn ai hết bạn cần nắm được khái niệm, chức năng cũng như cách thức hoạt động của nó. Vậy Pingback là gì? Ưu điểm và nhược điểm của nó ra sao? Cùng Vsign đi tìm đáp án qua bài viết dưới đây, theo dõi ngay nhé!
Pingback là gì?
Pingback được hiểu là một chức năng thông báo trong phần comment của WordPress nhằm giúp tác giả biết được ai đã gắn liên kết đường link về bài viết của bạn. Cũng nhờ vậy mà tác giả có quyền chấp nhận hoặc xóa bỏ liên kết đó ở bài viết trước khi xuất bản.
Ngoài ra, Pingback cũng là một trong bốn linkback được sử dụng để thông báo những liên kết mới đến trang, bao gồm Trackback, Pingback, Webmention và Refback. Hầu như một số phần mềm hệ thống quản lý nội dung đều hỗ trợ Pingback tự động. Các hệ thống quản lý nội dung khác như Joomla và Drupal hỗ trợ Pingback thông qua việc sử dụng Addon hoặc phần mở rộng.
Pingback hoạt động như thế nào?
Pingback hoạt động một cách tự động với trình tự các bước sẽ diễn ra như dưới đây:
- Blogger A viết một bài viết trên blog của anh ấy.
- Blogger B viết trên chính blog của cô ấy và liên kết đến bài viết của Blogger A. Ngay lập tức liên kết này sẽ tự động gửi một Pingback đến blogger A khi cả hai blog để bật chức năng Pingback.
- Blogger A nhận được Pingback này và tiếp theo Blogger A tự động đi tới bài viết của Blogger B để xác nhận việc Pingback đã được thực hiện.
Có một lưu ý Pingback là một ứng dụng có sẵn của nền tảng WordPres. Nếu như bạn muốn thực hiện thao tác tương tự với nền tảng khác như Blogger, tốt nhất là bạn nên sử dụng Trackback. Tracback hoạt động không giống như Pingback, nó có cách hoạt động như sau:
- Người dùng WordPress A viết một bài viết và muốn gắn link từ bài viết của B (Blogger).
- A cần phải truy cập vào bài viết của B và tìm đường dẫn Trackback URL trong phần bình luận.
- A COPY URL đó và chèn vào bài viết WordPress
- Cuối cùng là A xuất bản bài viết và kích hoạt để Pingback xuất hiện trên bài viết của B
Ưu/ nhược điểm của Pingback là gì?
Sau khi đã nắm được khái niệm cũng như cách hoạt động của Pingback là gì, tiếp theo bạn biết được liệu Pingback mang đến những ưu điểm và hạn chế ra sao. Ngay dưới đây, chúng mình đã liệt kê ra các điểm mạnh đi kèm một số hạn chế của Pingback, đó là:
Về ưu điểm
- Sử dụng Pingback sẽ giúp cải thiện thứ hạng SEO
- Gia tăng lưu lượng truy cập thông qua các liên kết
- Tăng số lượng Pingback đến trang riêng, từ đó thúc đẩy lượng truy cập và cải thiện Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
- Tạo ra nhiều giá trị hữu ích cho độc giả
- Xây dựng uy tín, ảnh hưởng trên website, dễ dàng thực hiện các Pingback và thu hút thêm nhiều những kiên kết Pingback về trang web
Về nhược điểm
- Pingback làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, các liên kết nội dung đen hoặc các liên kết chứa mã độc và virus sẽ phá hoại uy tín của website.
- Nếu như không giám sát Pingback, một số người sẽ tạo thư rác vào trông giống nHư bạn đang liên kết với chúng.
- Pingback sẽ tự khởi tạo nếu liên kết đến các bài đăng khác trên trang. Nếu diễn ra trong thời gian dài nó sẽ tự tạo những liên kết nội bộ liên tục cho website.
- Việc sử dụng Pingback khó trang khỏi vấn đề hàng tấn thư rác gửi đến bạn, mặc dù có một số Plugin chống spam thế nhưng tệp thư rác của bạn sẽ quá tải.
Phân biệt Pingback và Trackback
- Nếu bạn vẫn còn hay nhầm lẫn giữa Pingback và Trackback thì những điểm khác biệt dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên:
- Sự khác biệt chính giữa Pingback và Trackback đó là:
- Cả hai sử dụng những công nghệ riêng để giao tiếp giữa hai blog với nhau. Ví dụ Trackback sử dụng HTTP POST còn Pingback sử dụng XML – RPC
- Pingbacks không gửi bất kỳ nội dung nào với chúng, họ mang liên kết của bài đăng đến blog mà có một liên kết bên ngoài được thực hiện. Mặc khác Trackback bao gồm tiêu đề, đoạn trích và liên kết đến bài đăng trên blog của bạn.
- Pingback được tạo tự động bất cứ lúc nào khi bạn liên kết đến một trang web khác. Nó được tạo ra ngay cả khi bạn thêm liên kết vào một trang blog của mình. Đây được gọi là tự Pingback.
Hướng dẫn cấu hình Pingback cho WordPress
Vsign sẽ hướng dẫn bạn đọc cách kích hoạt và vô hiệu quả Pingback trong WordPress như sau:
Kích hoạt Pingback trong WordPress
Để kích hoạt Pingback bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Đầu tiên bạn hãy đăng nhập vào WordPress dưới quyền quản trị
- Bước 2: Trong thanh Dashboard bên trái, hãy chọn Settings > Discussuon
- Bước 3: Đánh dấu vào mục “Allow link notifications from other blogs (Pingback anh Trackbacks)”
- Bước 4: Kích hoạt Pingback
- Bước 5: Cuối cùng là lưu lại thay đổi
Cách bật và tắt Pingback với các bài viết hiện có
- Bước 1: Hãy vào mục “Post” và tiếp theo click vào “All Post”
- Bước 2: Click chuột vào “Screen Options” và nhập 999 vào ô “Number of items per page”, tiếp theo click “Apply”, điều này sẽ giúp cho màn hình tải lại tất cả các bài đăng của bạn
- Bước 3: Bạn nhấn vào “Title” để chọn tất cả các bài đăng
- Bước 4: Khi thanh menu thả xuống, bạn chọn “Edit” sau đó “Apply”
- Bước 5: Ở phía bên phải mục “Ping”, hãy chọn “Do not Allow” và sau đó click vào “Update”
Nếu như tất các bài viết của bạn vượt quá 999 thì bạn có thể sang trang tiếp theo và thao tác tương tự. Vậy là các bài đăng của bạn đã được vô hiệu hóa Pingback.
Hướng dẫn vô hiệu hóa Pingback trong WordPress
WordPress sẽ gửi thông báo xin phép mỗi khi blogger khác gửi bạn Pingback. Để quản lý được Pingback, bạn cần tiếp tục cuộn xuống trong mục Discussion Settings và tìm Comment Moderation > Moderation queue. Ở đây bạn có thể cho phép hoặc vô hiệu hóa bất kỳ Pingback nào. Khi cho phép, các blogger khác sẽ không cần bạn cho phép nữa mỗi khi họ muốn gửi Pingback. Mọi thứ sẽ tự động.
Hướng dẫn vô hiệu hóa Self – Pingback
Self – Pingback là thuật ngữ chỉ các Pingback ngược được yêu cầu khi bạn liên kết tới các bài viết nào trong blog của mình. Nếu bạn không muốn nhận được quá nhiều thông báo như vậy thì chỉ cần chặn hết Self – Pingback này là được. Chỉ cần thay thế các URL đầy đủ bằng slug của bài viết để chặn Self – Ping.
Ví dụ: Bạn muốn đặt một link tới bài viết gọi là “Cornerstone Content là gì?”
- Thay vì sử dụng URL đầy đủ như: http://wiki.matbao.net/kb/cornerstone-content-la-gi-cornerstone-la-noi-dung-nen-tang-quan-trong-cua-seo/
- Bạn chỉ cần dùng slug: “cornerstone-content-la-gi-cornerstone-content-la-noi-dung-nen-tang-quan-trong-cua-seo”
Việc này sẽ ngăn chặn việc gửi Pingback ngược về chính bạn. Tuy nhiên bạn cần chú ý xem trình biên tập của bạn có tự chuyển thành URL đầy đủ không nhé. Nếu có hãy chuyển sang editor HTML để xử lý vấn đề này.
Có đến hai plugin mà bạn có thể sử dụng để vô hiệu hóa Self Pingback.
Vô hiệu hóa Self Pingback bằng plugin
- Sử dụng No Self Pings Plugin
Việc đầu tiên bạn cần làm là cài đặt và tiến hành kích hoạt No Self Pings Plugin. Plugin không làm việc trong hộp thoại và không có các cài đặt để bạn có thể thiết lập. Đơn giản chỉ cần kích hoạt plugin sẽ tắt Self Pingback. Có nhiều trường hợp plugins quá cũ nó sẽ không hoạt động hiệu quả. Thế nhưng, No Self Pings Plugin là plugin rất đơn giản, nó sẽ hoạt động ngay cả với phiên bản mới nhất của WordPress.
- Sử dụng Disabler Plugin
Việc bạn cần làm là cài đặt và kích hoạt Disabler plugin, sau đó hãy truy cập Settings đến Disabler để thiết lập plugin. Sau khi cài đặt vào gói Hosting WordPress của mình, bạn sẽ nhận thấy plugin này cho phép tắt một số tính năng của Hosting WordPress. Bạn cần cuốn xuống đến phần Back End Settings và đánh dấu vào ô bên cạnh tùy chọn Disable Self pings. Cuối cùng click vào nút lưu thay đổi để lưu các thiết lập của bạn.
Tắt Self Pings không sử dụng Plugin
Nếu không muốn sử dụng Plugin, chúng ta có thể áp dụng hai phương pháp này để tắt Self pings trên trang web của bạn.
- Tắt Pingback Globally
WordPress cho phép người dùng vô hiệu hóa Self Pingback trên trang web, việc làm này cho phép bạn dừng tính năng Pingback hoàn toàn trên trang web của mình. Cách thực hiện đơn giản như sau:
Vào Settings > Discussion, ở trong phần Default article settings hãy bỏ chọn ô trống bên cạnh tùy chọn ‘Attempt to notify any blogs linked to from the article. Click vào nút lưu thay đổi để lưu các thiết lập.
- Chèn code để vô hiệu hóa SelfPingback
Để chèn code vô hiệu hóa Selfback bạn chỉ cần sao chép và dán mã này trong tập tin functions.php của theme đang sử dụng hoặc site-specific plugin.
Có thể thay thế Pingback bằng những phương pháp nào?
- Xây dựng một mối quan hệ tốt với các Blogger và xây dựng mối liên hệ tốt với những trang uy tín.
- Chú trọng vào việc đầu tư chất xám vào nội dung, vì khi bạn sở hữu một bài viết chất lượng thì sẽ có nhiều cơ hội hơn.
- Nếu như không có Pingback thì thư rác vẫn sẽ xảy ra, nên bạn cần phải biết cách xử lý các vấn đề liên quan đến thư rác.
- Tạo những liên kết ngược theo những cách tốt hơn như các trang mạng xã hội, diễn đàn, bài đăng giải đáp…
- Áp dụng các phương thức tiếp thị nội dung, khi sử dụng đúng cách Pingback sẽ là công cụ tuyệt vời để xây dựng sự kết nối giữa tác giả và tác giả, giữa tác giả và độc giả bắt đầu bàn luận, phân tích vấn đề qua nhiều góc nhìn để bổ sung các kiến thức liên quan.
- Vì Pingback giúp bạn mang giá trị của mình lan tỏa đến độc giả, xây dựng uy tín và niềm tin qua những nội dung lành mạnh, sạch sẽ.
Những câu hỏi thường gặp về Pingback
Có nên bật Pingback hay không?
Câu trả lời là có. Vì Pingback chính là một phương tiện tuyệt vời để xây dựng liên kết. Tuy nhiên bạn cần phải hết sức cẩn thận kiểm soát với các loại liên kết vào website. Vì nếu như không để ý thì bạn sẽ khiến cho trang web của mình trở nên vô giá trị. Nếu như trường hợp bạn nhận được quá nhiều Pingback giá trị thấp thì tốt nhất là bạn hãy tắt Pingback tự động và chỉ cho phép những Pingback hợp lệ.
Nếu tắt Pingback, có thể xóa các Pingback cũ trên bài viết được không?
Hoàn toàn xóa được. Nếu trên bài viết của bạn có nhiều đường dẫn không phù hợp hoặc đường dẫn trang hết hiệu lực bạn có thể xóa nó đi. Tuy nhiên sẽ không có công cụ để bạn sử dụng, vì vậy quá trình xóa bạn phải thực hiện thủ công, đồng nghĩa với việc người dùng mất khá nhiều thời gian nếu số lượng Pingback dày đặc.
Sử dụng Pingback tốt hơn hay sử dụng Plugin tương tự tốt hơn?
Tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu như bạn có thể kiểm soát tốt thư rác thì Pingback sẽ chính là công cụ đắc lực giúp bạn thực hiện những kế hoạch. Tuy nhiên nếu bạn cần đến sự tối ưu hơn thì có thể nghiên cứu thêm một số Plugin. Việc sử dụng Plugin bạn sẽ phải chi trả một số các khoản phí. Còn đối với các Plugin miễn phí thì tính năng cũng chỉ ngang tầm Pingback.
Có nên sử dụng Akismet cho Pingback không?
Tốt nhất là bạn không nên dùng. Vì trên thực tế, Akismet là một Plugin chống Spam được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nó vẫn có một số vấn đề đó là Akismet sẽ đánh dấu Spam hoặc đưa vào danh sách đen những thông báo của bạn. Trường hợp này được cho là thường xuyên xảy ra đối với sử dụng Akismet.
Vsign vừa chia sẻ đến bạn Pingback là gì, cách hoạt động cũng như các vấn đề liên quan đến Pingback. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn đã nắm được những thông tin hữu ích để từ đó vận dụng Pingback một cách hiệu quả. Nếu còn thắc mắc gì hãy để lại một lời nhắn để chúng mình giải đáp trong thời gian sớm nhất nhé.