Thực hiện một chiến lược marketing tổng thể, chi tiết là cách tốt nhất giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Một chiến dịch MKT nếu muốn có hiệu quả trước hết cần đảm bảo thực hiện đúng quy trình Marketing cụ thể. Vậy quy trình này bao gồm những gì? Hãy cùng Vsign khám phá ngay trong bài viết dưới đây!
Quy trình Marketing là gì?
Để thực hiện một chiến dịch marketing đem lại kết quả đòi hỏi doanh nghiệp phải trải qua một quy trình cụ thể, đó được gọi là quy trình marketing. Quy trình này sẽ bao gồm các bước liền mạch, bao gồm từ nghiên cứu cho đến thực thi và đưa ra kết quả cuối cùng. Để có được kết quả tốt nhất, quá trình này phải được thực hiện tuần tự, đầy đủ, đảm bảo đúng phương hướng.
Vai trò của quy trình Marketing trong doanh nghiệp
Mỗi một doanh nghiệp trước khi tiến hàng một chiến dịch marketing luôn phải có một kế hoạch cụ thể. Kế hoạch này sẽ phải bao gồm các bước cụ thể trong quy trình marketing. Việc làm việc theo quy trình chuẩn chỉnh sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, cụ thể như:
- Mang tính định hướng mục tiêu, giúp doanh nghiệp có hướng đi rõ ràng.
- Xác định được thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh trực tiếp và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
- Là tiền đề để đưa ra các chiến lược marketing tổng thể, hoàn chỉnh nhất, bao gồm các yếu tố như ngân sách, kênh truyền thông sẽ triển khai,…
- Là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện định vị thương hiệu, định vị sản phẩm/dịch vụ trên thị trường, bao gồm điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức.
- Có khung thời gian cụ thể cho các đầu công việc, từ đó có sự so sánh, đối chiếu kết quả.
- Giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả sau khi đã thực hiện các hoạt động marketing hay các chiến dịch truyền thông.
6 Bước quan trọng trong quy trình Marketing
Để thực hiện quy trình marketing đúng quy trình, đúng tiến độ, doanh nghiệp sẽ cần trải qua 6 bước cụ thể dưới đây:
Bước 1: Xác định mục tiêu marketing cho doanh nghiệp
Xác định mục tiêu marketing giống như kim chỉ nam cho toàn bộ quá trình thực hiện quy trình marketing. Mục tiêu marketing này sẽ bao gồm các yếu tố nguyên tắc như:
- Tính cụ thể
- Khả năng đo lường được
- Tính khả thi, có thể thực hiện được
- Tính thực tế, phù hợp với điều kiện đang có
- Giới hạn về thời gian thực hiện
Đây là nguyên tắc SMART mà bất kỳ quy trình marketing nào cũng phải xác định trước. Ngoài ra, mục tiêu marketing này cũng phải gắn liền với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi có mục tiêu marketing rõ ràng, doanh nghiệp có thể dễ dàng nghiên cứu, phân tích đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, bước xác định mục tiêu marketing cũng giúp doanh nghiệp dự trù được nguồn lực và kinh phí cần đầu tư cho chiến dịch marketing này.
Bước 2: Phân tích thị trường
Phân tích thị trường hay còn gọi là Research, là bước quan trọng giúp các marketer thu thập, xử lý các thông tin liên quan đến thị trường. Những thông tin thu thập được trong quá trình này có ý nghĩa trong việc đưa ra chiến lược ngắn hạn hay dài hạn, sử dụng công cụ marketing nào,…
Khi làm phân tích thị trường chúng ta cần quan tâm đến những yếu tố sau:
- Xu hướng nổi bật của thị trường
- Quy mô thị trường
- Mức độ cạnh tranh nhiều hay ít
- Nguồn lực
- Cơ cấu chi phí
- Khách hàng mục tiêu
- …
Bước 3: Xác định phân khúc khách hàng mục tiêu
Không phải đối tượng nào trên thị trường cũng trở thành khách hàng mục tiêu trong chiến dịch marketing doanh nghiệp thực hiện. Trong tệp khách hàng rộng lớn này chúng ta sẽ cần phân tích, chia thành nhiều nhóm nhỏ và chọn ra nhóm đối tượng phù hợp với doanh nghiệp. Để phân tích và xác định phân khúc khách hàng trong một quy trình marketing chúng ta sẽ dựa vào các tiêu chí như nhân khẩu học, tâm lý học, hành vi người tiêu dùng,…
Dựa trên những phân tích ở trên, những người làm marketing cho doanh nghiệp sẽ quyết định thực hiện phương thức truyền thông hay kế hoạch truyền thông nào phù hợp. Xác định phân khúc thị trường là bước quan trọng khi thực hiện quy trình marketing. Khi làm tốt bước này doanh nghiệp sẽ đảm bảo nguồn nhân lực hay ngân sách được cân đối, đáp ứng được hiệu quả chiến dịch marketing.
Bước 4: Thực hiện Marketing Mix
Marketing Mix thực chất là cách gọi của tập hợp các công cụ marketing, được sử dụng để hướng tới kết quả marketing cuối cùng. Trước đây, Marketing Mix chỉ bao gồm 4 công cụ (4P) là sản phẩm, giá, kênh phân phối và các công cụ xúc tiến. Tuy nhiên, hiện nay mô hình này ngày càng được mở rộng và tăng thêm các yếu tố khác như quy trình, con người và cơ sở vật chất. Tuy nhiên, mô hình MM 7P này hiện tại có rất ít doanh nghiệp sử dụng, chủ yếu mô hình 4P đã đảm bảo được các yêu cầu cơ bản.
Marketing Mix là tổ hợp các hoạt động trong quy trình marketing cho doanh nghiệp. Để đem lại kết quả cuối cùng tốt nhất, các hoạt động MM sẽ được thực hiện như sau:
Sản phẩm (Product)
Hệ thống chiến lược MM trước hết cần nhắc đến đó là sản phẩm, đó là giá trị mà doanh nghiệp muốn cung cấp cho khách hàng. Yêu cầu đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hiện nay đó chính là đáp ứng nhu cầu của khách hàng cần.
Để xác định được sản phẩm có phù hợp với yêu cầu của khách hàng hay không, có cần điều chỉnh gì hay không chúng ta sẽ thực hiện thu thập thông tin theo hướng dẫn sau:
- Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ là gì?
- Thời gian khách hàng sử dụng dịch vụ/sản phẩm là khi nào?
- Mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ ở mức bao nhiêu?
- Kênh thông tin giúp khách hàng tiếp cận với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp là gì?
- Điểm nổi bật của sản phẩm (USP) so với sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh là gì?
- …
Với những thông tin tìm hiểu được trong bước MM của quy trình marketing ở trên, doanh nghiệp cần xác định được điểm mạnh của mình và cải thiện những vấn đề còn tồn tại. Việc cải thiện được chất lượng sản phẩm/dịch vụ của mình là cách tốt nhất để doanh nghiệp bắt kịp sự thay đổi của thị trường.
Giá cả (Price)
Giá cả không chỉ quyết định doanh thu cho doanh nghiệp, đó còn là yếu tố để khách hàng cân nhắc có nên mua hàng hay không. Khi điều chỉnh giá sản phẩm có thể đem đến những thay đổi mạnh mẽ trong quy trình marketing.
Hiện tại 4 chiến lược sản phẩm được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất bao gồm:
- Chiến lược định giá thâm nhập thị trường
- Chiến lược hớt váng
- Chiến lược giá theo gói
- Chiến lược giá theo tâm lý
Sử dụng chiến lược giá nào có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quyết định mua hàng của khách hàng. Nếu mức giá đưa ra chênh lệch quá nhiều sẽ khiến tâm lý khách hàng bị ảnh hưởng, điều đó cũng gây trở ngại cho kết quả chiến dịch.
Kênh phân phối (Place)
Kênh phân phối cũng có nhiệm vụ quan trọng trong quy trình marketing. Kênh phân phối sẽ giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm/dịch vụ đến với người tiêu dùng. Hiện tại các kênh phân phối được sử dụng phổ biến bao gồm:
- Kênh phân phối trực tiếp truyền thống: Đây là mô hình phân phối truyền thống, khi đó sản phẩm sẽ được đưa trực tiếp từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Một số ví dụ điểm hình cho kênh phân phối trực tiếp truyền thống đó là các hộ kinh doanh gia đình, các cửa hàng ăn uống,…
- Kênh phân phối trực tiếp hiện đại: Là cách phân phối phổ biến nhất hiện nay, cụ thể như các sàn thương mại điện tử, các nền tảng mạng xã hội, website,…
- Kênh phân phối gián tiếp: Là hình thức phân phối sản phẩm qua các khâu trung gian như nhà phân phối hoặc đại lý,… Sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng tiện lợi hay các siêu thị, trung tâm thương mại,…
- Kênh tiếp thị liên kết: hay còn được biết đến là Affiliate Marketing, được sử dụng cực kỳ phổ biến trong thời đại các nền tảng mạng xã hội bùng nổ. Người bán chỉ cần cài đặt đường link, đặt form điền thông tin, khi khách hàng thực hiện click vào mua hàng người bán sẽ được nhận hoa hồng.
- Kênh phân phối đa cấp: Khi đó người tiêu dùng có thể mua hàng hoặc liên kết với nhà sản xuất để trở thành trung gian phân phối. Hiện này kênh phân phối đa cấp thường thịnh hành hơn ở các quốc gia phát triển, quy trình marketing chặt chẽ. Với phương pháp này doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí đáng kể cho quảng cáo.
Tất cả những kênh phân phối trên đều chứng minh được hiệu quả của mình trong từng thời điểm, từng chiến dịch hay quy trình marketing khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn kênh phân phối nào phù hợp với sản phẩm/dịch vụ hay chiến dịch marketing của mình.
Xúc tiến (Promotion)
Xúc tiến cũng là một bước quan trọng trong toàn bộ quy trình marketing. Quá trình này giúp người tiêu dùng có thêm hiểu biết, nhận thức đối với sản phẩm, thương hiệu, từ đó thúc đẩy hành vi mua hàng nhiều hơn. Để xúc tiến thành công đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến dịch truyền thông hấp dẫn, thu hút, tạo ra được thông điệp sáng tạo. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc lựa chọn kênh truyền thông để phù hợp với ngân sách đặt ra cho chiến dịch.
Các hình thức xúc tiến phổ biến nhất bao gồm:
- Quảng cáo: Với rất nhiều hình thức từ offline tới online như áp phích, pano, báo giấy, TVC, Facebook, Google,…
- Khuyến mãi: Giúp thu hút khách hàng, kích thích mua hàng, tăng doanh thu. Các chương trình khuyến mãi có thể sử dụng như dùng thử sản phẩm, tặng kèm, tích điểm, giảm giá trực tiếp cho sản phẩm,…
- Quan hệ công chúng: Mặc dù không được thương mại hóa nhiều, tuy nhiên hình thức này cũng có hiệu quả và cần thiết trong quy trình marketing. Cụ thể doanh nghiệp có thể làm việc với báo chí, các đơn vị tổ chức sự kiện,… để góp phần quảng bá thương hiệu.
- Bán hàng cá nhân: Với hình thức này đòi hỏi ngân sách đầu tư lớn, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh khác. Tuy nhiên, hình thức này lại phù hợp với các lĩnh vực đặc thù như bất động sản, bán bảo hiểm,…
- Marketing trực tiếp: Đây là hình thức marketing thông qua các cuộc khảo sát, phỏng vấn, gửi thư,… Mục đích của hành động này là gia tăng quan hệ, duy trì và phát triển sự hợp tác với các doanh nghiệp, khách hàng.
Bước 5: Xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu
Trong quy trình marketing này, chiến lược truyền thông thương hiệu sẽ giúp tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh hơn. Ngoài ra, đây cũng là cách giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thương hiệu cũng như sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là bước đầu tiên để khách hàng tiến tới dùng thử và mua hàng.
Trong bước xây dựng chiến lược nội dung sẽ bao gồm các yếu tố như thông điệp truyền thông. Để truyền tải những vấn đề này doanh nghiệp sẽ cần sử dụng các phương tiện truyền tải như bao bì, âm thanh, video, mẫu quảng cáo,…
Bước 6: Thực hành và đánh giá
Sau khi hoàn thành các bước chuẩn bị cho quy trình marketing ở trên, tiếp theo chúng ta sẽ đi vào thực hành và đánh giá kết quả. Bước này doanh nghiệp sẽ cần phối hợp giữa các phòng ban để thực thi.
Trong quá trình thực thi, hãy theo dõi và tiến hành đánh giá hiệu quả trong suốt quy trình marketing. Việc theo dõi và đánh giá thường xuyên sẽ giúp đưa ra phương án xử lý trong những trường hợp cần thiết. Hơn nữa, quá trình đánh giá này cũng đúc rút được kinh nghiệm để có thể làm tốt hơn trong những chiến dịch marketing tiếp theo.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về quy trình marketing. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và đem đến hiệu quả cho mọi doanh nghiệp. Cùng tham khảo và ứng dụng ngay cho chiến dịch marketing sắp tới nhé!