Unique Selling Point là gì? 5 Bước thiết lập USP độc đáo

Unique Selling Point là gì? Tại sao cần phân tích và thiết lập USP cho các sản phẩm của doanh nghiệp? Cùng Vsign tìm hiểu ngay thuật ngữ này là gì và cách xác định USP nổi bật cho thương hiệu ngay trong bài viết này nhé!

Unique Selling Point là gì?

Trong bước xây dựng chiến dịch Marketing cho các nhãn hàng hay các doanh nghiệp, một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến đó chính là Unique Selling Point hay USP. Vậy Unique Selling Point là gì?

Unique Selling Point (USP) được hiểu là điểm bán hàng độc nhất, được dùng để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu với những đối thủ cạnh tranh khác. Những USP phổ biến và dễ bắt gặp nhất thường là chi phí thấp. chất lượng cao, có mặt đầu tiên trên thị trường,…

Unique Selling Points là gì?
Unique Selling Points là gì?

Hiểu đơn giản thì USP là những điểm độc nhất mà thương hiệu chúng ta có nhưng đối thủ cạnh tranh không có. Một USP tốt thường ngắn gọn, giúp khách hàng dễ ghi nhớ và đảm bảo thuyết phục họ mua hàng/sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, rất nhiều thương hiệu hiện nay đã tận dụng luôn USP để làm khẩu hiệu, giúp gia tăng khả năng truyền tải thông điệp tới khách hàng tiềm năng.

Vai trò của USP trong marketing

Mục đích khi tìm ra Unique Selling Point là gì? Dưới góc độ của những người làm marketing, việc xác định USP có vai trò vô cùng quan trọng đối với một chiến dịch tiếp thị. Những vai trò cụ thể sẽ được đề cập trong phần dưới đây:

Tăng hiệu quả cho các chiến dịch quảng cáo

Việc xác định chính xác USP của sản phẩm là gì sẽ giúp các nhà quảng cáo tập trung vào các yếu tố quan trọng khi thiết lập các chiến dịch marketing cho sản phẩm. USP sẽ đại diện cho lợi ích của khách hàng khi họ mua sản phẩm, giúp họ ghi nhớ và đưa ra quyết định mua hàng. Việc khai thác USP đúng cách sẽ tạo nên dấu ấn riêng của chiến dịch, đồng thời cũng tạo ra ấn tượng tốt đối với khách hàng.

Tăng hiệu quả cho các chiến dịch quảng cáo
Tăng hiệu quả cho các chiến dịch quảng cáo

Ý nghĩa của Unique Selling Point là gì? Đó chính là truyền tải sự khác biệt của sản phẩm tới khách hàng, giúp họ lựa chọn sản phẩm của chúng ta thay vì lựa chọn đối thủ. Do đó, việc xác định USP là vô cùng quan trọng và không nên bỏ qua khi thực hiện các chiến dịch marketing.

Tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ

Trong định nghĩa Unique Selling Point là gì chúng ta đã nhận định USP là điểm bán hàng độc nhất, do đó đây sẽ là lợi thế cạnh tranh với những đối thủ còn lại. Chẳng hạn, nếu sản phẩm của chúng ta cũng tương tự so với đối thủ, không có điểm khác biệt cùng được đặt trên kệ hàng, tỉ lệ mua hàng sẽ chỉ là 50 – 50. Chính vì vậy, để gia tăng doanh số bán hàng, bắt buộc chúng ta phải tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, khiến khách hàng chọn mua sản phẩm của mình.

Tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ
Tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ

Một trong những giải pháp được nhiều marketer lựa chọn đó là phân tích và khai thác USP cho sản phẩm. Khi xác định được sản phẩm có Unique Selling Point là gì, chiến dịch marketing sẽ tập trung làm nổi bật điều đó. Phương pháp này sẽ gia tăng tỷ lệ khách mua hàng, nhờ đó có thể gia tăng doanh số cho doanh nghiệp.

Tăng độ nhận diện thương hiệu thông qua USP

Bước xác định Unique Selling Point là gì có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với những doanh nghiệp mới thành lập, mong muốn phát triển mạnh hơn. Khi làm nổi bật được USP sẽ giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm/doanh nghiệp. Khi những yếu tố này được nhân rộng, khách hàng sẽ biết đến thương hiệu nhiều hơn và dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng hơn.

Tăng độ nhận diện thương hiệu thông qua USP
Tăng độ nhận diện thương hiệu thông qua USP

Các bước thiết lập USP cho sản phẩm

Quy trình thiết lập Unique Selling Point là gì, cùng mình khám phá ngay trong phần tiếp theo nhé.

Bước 1: Khai thác khách hàng dựa trên những câu hỏi

Mọi nhận định, đánh giá từ phía doanh nghiệp đều mang tính chủ quan, do đó chúng ta cần đặt mình vào vị trí của khách hàng để đưa ra ý kiến. Khách hàng là người mua hàng, do đó họ mong muốn điều gì từ sản phẩm là sẽ là thông tin khách quan mà người làm marketing cần thu thập. Để làm được điều này, cách tốt nhất là đặt mình vào vị trí của khách hàng để đưa ra kết luận.

Khai thác khách hàng dựa trên những câu hỏi
Khai thác khách hàng dựa trên những câu hỏi

Chẳng hạn, một thương hiệu kinh doanh sản phẩm thời trang thể thao khi xác định sản phẩm có unique selling point là gì sẽ cần đặt ra những câu hỏi như sau:

  • Khi nào khách hàng cần mặc những bộ đồ thể thao này?
  • Phong cách thời trang như thế nào?
  • Những chất liệu vải được yêu thích sử dụng?
  • Cảm nhận khi khoác lên mình những bộ đồ thời trang thể thao này?
  • Khách hàng mong muốn những sản phẩm này có đặc điểm gì?

Dựa trên những câu hỏi khái quát ở trên, khi đi vào xác định rõ Unique Selling Point là gì chúng ta sẽ đưa ra những câu hỏi cụ thể hơn. Ví dụ như:

  • Màu sắc khách hàng yêu thích?
  • Mức chi tiêu khách hàng sẵn sàng bỏ ra cho sản phẩm?

Việc đưa ra câu hỏi dưới góc độ của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu về khách hàng, từ đó tạo ra sản phẩm có USP nổi bật, ấn tượng. Điều này có ý nghĩa vô cùng lớn đối với việc đưa ra phương hướng, kế hoạch phát triển thương hiệu.

Bước 2: Trả lời các câu hỏi dưới góc độ của khách hàng

Trả lời các câu hỏi dưới góc độ của khách hàng
Trả lời các câu hỏi dưới góc độ của khách hàng

Sau khi đưa ra những câu hỏi để tìm kiếm Unique Selling Point là gì, bước tiếp theo chúng ta sẽ cần trả lời những câu hỏi này. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ cần dựa trên góc độ của khách hàng để đảm bảo tính khách quan. USP hiệu quả cần đáp ứng được 2 yếu tố gồm: có điểm độc nhất và mức giá hợp lý. Việc đặt mình và thấu hiểu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được giải pháp cải thiện sản phẩm, tăng tính cạnh tranh với các đối thủ.

Bước 3: Tổng hợp thông tin hữu ích

Sau khi đưa ra các câu hỏi và trả lời, việc tiếp theo chúng ta cần làm là tổng hợp lại kết quả, đưa ra các so sánh cần thiết. Trong trường hợp những thông tin này chưa đủ, hãy tiếp tục thực hiện khảo sát khách hàng để có được kết quả chính xác nhất.

Bước 4: Định vị lại sản phẩm, xác định giá trị có thể mang lại cho khách hàng

Định vị lại sản phẩm, xác định giá trị có thể mang lại cho khách hàng
Định vị lại sản phẩm, xác định giá trị có thể mang lại cho khách hàng

Sau khi nắm bắt được mong muốn, nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, doanh nghiệp cần đánh giá lại để biết sản phẩm của mình có thể đáp ứng được bao nhiêu. Ở bước này, hãy đưa ra tất cả các tính năng của sản phẩm và đánh giá giá trị có thể mang đến cho khách hàng.

Bước 5: Đưa ra Unique Selling Point là gì?

Bước tiếp theo sau khi xác định giá trị mà sản phẩm có thể đem đến cho khách hàng, hãy lựa chọn những điểm nổi bật nhất, độc nhất. USP đưa ra cần có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, tránh tình trạng sản phẩm bị coi là hàng nhái, kém chất lượng so với đối thủ. Chình vì vậy, USP cho sản phẩm nhất định phải đáp ứng được tiêu chí “độc nhất”, không có sự nhầm lẫn, trùng lặp với đối thủ.

 Đưa ra Unique Selling Point là gì?
Đưa ra Unique Selling Point là gì?

Trên đây là 5 bước giúp doanh nghiệp định vị sản phẩm có Unique Selling Point là gì, thông qua đó sẽ tạo sự thuận lợi cho quá trình triển khai các chiến lược marketing, giúp tăng mức độ nhận diện cho thương hiệu.

Thế nào là một USP hiệu quả?

Tiêu chí để đánh giá Unique Selling Point là gì? Với những người làm marketing chưa có nhiều kinh nghiệm chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong vấn đề này. Do đó, trước khi tì, ra USP sản phẩm là gì, chúng ta cần bắt đầu từ việc hiểu thế nào là một USP hiệu quả. Một số đặc điểm đặc trưng của USP hiệu quả có thể nhắc đến như:

  • Tính độc đáo và thu hút, hấp dẫn đối với khách hàng
  • Cảm giác kích thích ham muốn mua hàng
  • Đối thủ khó sao chép, bắt chước theo
  • Gợi tính tò mò, thu hút với khách hàng tiềm năng
Selling Point là gì?
Selling Point là gì?

Chẳng hạn, với sản phẩm gạo nếp, tuy nhiên chúng ta sử dụng gạo nếp nương Tây Bắc sẽ tạo nên điểm khác biệt lớn. Với sản phẩm gạo nếp nương Tây Bắc sẽ có độ mềm dẻo hơn, thơm ngon hơn chẳng hạn, đó chính là sự khác biệt độc nhất mà chúng ta có so với những đối thủ khác. USP này sẽ đánh trúng tâm lý mua hàng của khách hàng như: chuộng sản phẩm có giới hạn về số lượng, ưa thích những đặc sản vùng núi,…

Cách phát triển USP sản phẩm độc đáo, ấn tượng hơn

Quá trình nghiên cứu Unique Selling Point là gì chúng ta có thể thấy: Những điểm độc nhất này không thể duy trì khả năng cạnh tranh được lâu dài. Chính vì vậy, để có được lợi thế và tính cạnh tranh so với đối thủ, doanh nghiệp cần phát triển USP, gia tăng tính độc đáo, ấn tượng cho sản phẩm. Để đạt được điều này những người làm marketing cho doanh nghiệp có thể thực hiện một số phương pháp như sau:

Thực hiện nghiên cứu khách hàng theo giai đoạn

Tùy vào từng giai đoạn mà sở thích, nhu cầu của người tiêu dùng sẽ thay đổi. Do đó, việc nghiên cứu khách hàng liên tục sẽ giúp giữ chân được khách hàng cũ và mở rộng được tệp khách hàng tiềm năng. Đồng thời, bước nghiên cứu khách hàng này cũng sẽ định vị lại Unique Selling Point là gì và nó có còn phù hợp với thời điểm hiện tại hay không.

Thực hiện nghiên cứu khách hàng theo giai đoạn
Thực hiện nghiên cứu khách hàng theo giai đoạn

Phân tích đối thủ

Một bước vô cùng quan trọng trong quá trình tìm kiếm Unique Selling Point là gì cho một sản phẩm đó là phân tích và nghiên cứu đối thủ. Việc nghiên cứu đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp biết được USP của đối thủ là gì, chúng ta cần làm gì để tạo nên sự khác biệt, mới lạ so với họ.

Để tìm ra USP độc đáo, ấn tượng cho thương hiệu chúng ta có thể đưa ra những câu hỏi như:

  • Điểm khác biệt của sản phẩm/dịch vụ chúng ta có là gì?
  • USP có tính cá nhân không, có thể dễ dàng bị sao chép không?
  • USP có đảm bảo tính ngắn gọn và truyền tải đủ thông tin cho khách hàng không?

Cách ứng dụng USP hiệu quả

Ứng dụng quan trọng của Unique Selling Point là gì? Làm thế nào để sử dụng USP này một cách hiệu quả nhất? Dưới đây sẽ là những cách ứng dụng USP phổ biến và đem lại hiệu quả cao nhất, cùng tham khảo ngay nhé!

Ứng dụng USP trong bán hàng trực tiếp hoặc trade maketing

Không phải cứ tìm ra Unique Selling Point là gì thì có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh. Thực tế, để tạo ra lợi thế cạnh tranh chúng ta cần cách sử dụng USP này. Cụ thể, các để làm nổi bật các điểm độc đáo này chính là Unique Selling Presentation – cách trình bày độc đáo. Các yếu tố này sẽ thể hiện ở cách trang trí điểm bán, các hoạt động trade marketing, cách tư vấn bán hàng,…

Ứng dụng USP trong bán hàng trực tiếp hoặc trade maketing
Ứng dụng USP trong bán hàng trực tiếp hoặc trade maketing

Ứng dụng USP khi bán hàng trên Facebook, Google hoặc tại cửa hàng

Với những sản phẩm không phải của thương hiệu nổi tiếng, yếu tố cạnh tranh duy nhất đó chính là USP độc đáo. Vậy trong trường hợp này chúng ta sẽ sử dụng Unique Selling Point là gì? Đó chắc chắn phải là lợi thế về giá bán – Unique Selling Price. Khi khách hàng nhận thấy giá bán đủ hời sẽ đưa ra quyết định mua hàng.

Biểu hiện cụ thể nhất của việc làm nổi bật USP về giá rất đa dạng, bao gồm: bán hàng khuyến mãi, tạo sự khan hiếm cho sản phẩm, bán đồng giá, tạo combo bán hàng trên các kênh bán,… Những người tạo ra chiến lược giá độc đáo nhất sẽ giành được lợi thế, đây được gọi là cách đề giá độc đáo – Unique Selling Price.

Ứng dụng USP trong xây dựng thương hiệu cá nhân

Khi hiểu về Unique Selling Point là gì chúng ta sẽ thấy yếu tố này vô cùng quan trọng đối với các chiến dịch xây dựng thương hiệu cá nhân. USP trong xây dựng thương hiệu cá nhân được gọi là Unique Selling Personality – Một cá tính độc đáo.

Ứng dụng USP trong xây dựng thương hiệu cá nhân
Ứng dụng USP trong xây dựng thương hiệu cá nhân

Có thể hiểu: Nếu muốn xây dựng thương hiệu cá nhân chúng ta cần tìm ra điểm nhấn nổi bật nhất, khác biệt hoàn toàn và không nhầm lẫn với những đối tượng khác. Khi đáp ứng đủ các yếu tố này chúng ta mới có thể xây dựng một thương hiệu cá nhân xuất sắc. Để biết cách xây dựng USP hiệu quả đòi hỏi quá trình nghiên cứu học hỏi và kỹ lưỡng. Để học hỏi thêm những kiến thức này chúng ta có thể tham gia các buổi workshop để được nghe những chia sẻ từ các chuyền gia đầu ngành.

Những ví dụ USP của các thương hiệu nổi tiếng

Unique Selling Point là gì từ lâu đã được các nhà quản trị doanh nghiệp biết đến và ứng dụng thành công. Những USP nổi bật và được nhiều người biết đến chúng ta có thể kể đến như:

Thương hiệu bán chocolate M&M’s

M&M’s đã dùng Unique Selling Point là gì để thu hút khách hàng và tạo nên sự khác biệt so với những đối thủ còn lại? Cụ thể, thương hiệu này đã sử dụng USP sau: “The milk chocolate melts in your mouth, not in your hand.” Khi dịch nghĩa câu văn chúng ta có thể hiểu là: Sô cô la sữa tan chảy trong miệng bạn, không phải trong tay bạn.

Thương hiệu bán chocolate M&M’s
Thương hiệu bán chocolate M&M’s

Khác với những thương hiệu khác, M&M’s không khai thác USP liên quan đến chất lượng, hương vị. Thay vào đó, M&M’s sử dụng thông điệp sản phẩm không tan trên tay khi cầm. Chính sự khác biệt, độc đáo này đã khiến thương hiệu này trở nên ấn tượng, thu hút người tiêu dùng hơn.

Domino’s Pizza

Với ngành hàng đồ ăn nhanh, Domino’s Pizza cũng rất biết cách tạo sự khác biệt khi lựa chọn USP “You get fresh, hot pizza delivered to your door in 30 minutes or less or it’s free”. Nguyên văn thông điệp này được hiểu là: Bạn nhận được bánh pizza nóng hổi giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không bạn sẽ nhận nó miễn phí.

Domino’s Pizza
Domino’s Pizza có Unique Selling Point là gì?

Sự hấp dẫn của Unique Selling Point là gì? Đó chính là khả năng đảm bảo lợi ích của khách hàng, cam kết về chất lượng và thời gian phục vụ. Chính USP thông minh này đã đánh đúng tâm lý người mua hàng, do đó thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên sau đó USP này đã không được tiếp tục sử dụng bởi nguy cơ gây tai nạn trong quá trình giao hàng quá cao.

Lời kết

Khi hiểu được Unique Selling Point là gì các nhà quản trị doanh nghiệp, các marketer có thể tìm ra điểm nhấn cho sản phẩm, thương hiệu cần làm marketing. Việc xây dựng được USP độc đáo vừa tạo lợi thế cho thương hiệu, vừa tăng giá trị cho doanh nghiệp.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

Bài viết cùng chuyên mục

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *