Nếu bạn là một nhân viên SEO Marketing thì chắc hẳn đã nghe không dưới vài lần thuật ngữ SEO Offpage. Tuy rằng không phải công việc quan trọng nhất trong SEO nhưng lại góp phần rất lớn trong việc tăng thứ hạng SEO trên Google.
Vậy SEO Offpage là gì? Làm cách nào để tối ưu SEO Offpage hiệu quả nhất? Cùng VSIGN tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
SEO Offpage là gì?
Hiểu đơn giản nhất, SEO Offpage là tập hợp các thủ thuật nhằm mục đích tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài Website. Chúng bao gồm việc xây dựng liên kết (hay còn gọi là Link Building), Marketing trên các kênh Social Media, Social Media Bookmarking,… Tất cả đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là đẩy website của bạn lên top tìm kiếm của Google và kéo lượng truy cập lớn nhất.
Phân biệt Seo Offpage và Seo Onpage
Trong lĩnh vực SEO Marketing, còn một thuật ngữ khác trái ngược với SEO Offpage, đó là SEO Onpage. Trong phần này, VSIGN sẽ giúp bạn phân biệt được 2 nhiệm vụ này một cách nhanh và chính xác nhất.
Bạn có thể so sánh sự khác nhau giữa SEO Onpage và SEO Offpage dựa trên 2 yếu tố cơ bản sau đây:
Quyền chủ động
Trong khi SEO Onpage hoàn toàn có quyền kiểm soát các hành động trên website của bạn thì SEO Offpage lại trái ngược. Sở dĩ có điều này là bởi các liên kết trả về, những tương tác xã hội hay các bài đánh giá, review,… đều dựa trên hành vi của người khác. Bạn không thể nào kiểm soát chúng hay có quyền thay đổi, lựa chọn chúng được.
Các yếu tố xếp hạng
Ngoài ra, một đặc điểm rõ ràng nhất để phân biệt SEO Offpage và SEO Onpgae đó là các yếu tố xếp hạng.
SEO Onpage sẽ dựa trên những yếu tố sau đây để quyết định thứ hạng của mình trên top tìm kiếm của Google:
- Chất lượng của trang web: thứ hạng của website được đánh giá một cách khách quan bởi chính ý kiến của bạn. Do vậy, muốn trang web của mình có được thứ hạng cao trên Google, bạn cần phải biết cách xây dựng nội dung bài viết chất lượng, thu hút người xem.
- Từ khóa: từ khóa hay còn được gọi là keyword, là một từ hoặc cụm từ để mọi người tìm kiếm có liên quan đến trang web của bạn. Không nên nhồi nhét từ khóa quá nhiều, mà thay vào đó hãy phân bổ chúng hợp lý xuyên suốt bài viết. Đồng thời, nên nhớ rằng nội dung và chất lượng bài viết vẫn nên được ưu tiên hàng đầu.
- Sự liên quan: bạn nên xây dựng nội dung bài viết phù hợp với đúng những gì từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm. Hơn nữa, cũng nên liên tục cập nhật và update thông tin, tránh để nội dung trang web của bạn bị lỗi thời, lạc hậu hơn so với thời điểm hiện tại nhé.
- Cấu trúc trang: dù bài viết có ngắn hay dài, hấp dẫn hay không thì cấu trúc trang cũng phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố như văn bản Alt, thẻ title, meta description, các thẻ heading, ….
- Cấu trúc URL: đây là một yếu tố quan trọng giúp các công cụ tìm kiếm và thu thập thông tin dễ dàng từ trang này sang trang khác mà không sợ bị nhầm lẫn.
- Liên kết nội bộ: là sự liên kết giữa các bài viết trong cùng một nhóm chủ đề trong chính trang của bạn, chứng minh rằng website của bạn là trang thông tin hoàn hảo từ A – Z. Qua đó có tác dụng giữ chân người dùng ở lại website của bạn lâu hơn.
- Hiệu suất trang: đây được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp thăng hạng website của bạn. Nếu tốc độ tải trang không nhanh, sẽ làm cho người dùng vô cùng khó chịu và bực bội, không muốn ở lại lâu. Do đó, cần phải cải thiện hiệu suất trang, bằng việc tối ưu hóa các hình ảnh và có một thiết kế website chuẩn, thân thiện nhất.
Trên đây là những yếu tố SEO Onpgae ảnh hưởng đến xếp hạng của SEO trên Google. Trong khi đó, SEO Offpage lại bị chi phối bởi những yếu tố sau đây:
- Backlink: hay còn được hiểu là liên kết trả về, là yếu tố góp phần xây dựng mức độ uy tín của website cũng như làm cho trang web của bạn được nhiều người biết đến hơn. Bạn có thể xây dựng backlink bằng cách đăng bài trên các blog có nội dung liên quan đến website của bạn. Hoặc cũng có thể bằng cách tham gia đánh giá trên website có cùng nội dung, hay kết nối trang Facebook với trang web của bạn.
- Quyền ảnh hưởng của tên miền: thứ hạng SEO sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi thời gian thành lập tên miền, lịch sử hoạt động của tên miền. Ngoài ra, lượng tương tác cũng như giới thiệu cũng sẽ quyết định đến hiệu quả của SEO Offpage.
Yếu tố quan trọng nhất trong SEO Offpage – Backlink
Để website có được thứ hạng cao trên Google, điều quan trọng nhất chính là xây dựng một hệ thống Link Building chất lượng. Bạn nên biết rằng, dù là Google hay bất kỳ công cụ tìm kiếm nào thì cũng đều coi trọng chất lượng cũng như số lượng của các backlink trên Internet trỏ về trang của bạn.
Các backlink được đánh giá như những phiếu bầu giúp website của bạn trở thành một trong những “ứng cử viên” sáng giá được Google đề xuất trên top tìm kiếm. Đặc biệt, Google luôn cập nhật từng phút để quyết định đưa website nào lên top đầu tìm kiếm. Do vậy, Link Building có ý nghĩa cựa kỳ quan trọng trong việc tối ưu SEO Offpage.
Các yếu tố tạo nên Backlink chất lượng
Nhiều người nhầm tưởng rằng càng xây dựng nhiều Backlink càng tốt, nhưng thực tế không phải vậy. Chất lượng quan trọng hơn số lượng, việc sử dụng Backlink một cách “vô tội vạ” rất dễ dẫn đến bị spam link.
Các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google đánh giá hồ sơ liên kết Backlink Profile dựa vào chất lượng hơn là số lượng. Theo đó, Google đặc biệt đánh giá cao những hồ sơ Backlink có tính cân bằng và đa dạng referring domain.
Chính bởi thế, bạn đừng cố gắng xây dựng hàng trăm, hàng nghìn backlink thẩm quyền thấp hoặc không liên quan. Thay vào đó hay nâng cao chất lượng hồ sơ backlink của mình bằng những cách sau:
- Backlink từ những nguồn có liên quan
- Backlink từ nguồn tin đáng tin cậy
- Backlink từ những trang có thứ hạng cao
- Content đảm bảo chất lượng và mang lại giá trị cho người đọc
- Ưu tiên những backlink khó tìm kiếm
- Backlink thu hút được càng nhiều lượt truy cập càng tốt
- Anchor text đa dạng và hiệu quả
- Backlink trên website nên ít có link out
- Backlink Dofollow
- Backlink từ những site khác địa chỉ IP với nhau
- Nên sử dụng cả những Outbound link trong cùng lĩnh vực
- Contextual link
Trên đây là tổng hợp 12 yếu tố giúp tạo nên một backlink chất lượng nhất. Ngoài việc chú trọng xây dựng hệ thống Backlink tốt nhất, bạn cũng nên chú loại bỏ những backlink xấu, tránh làm ảnh hưởng không tốt đến website. Đặc biệt tránh việc bị Google phạt hay bị chặn, bị cấm khi chứa những link xấu.
Phân loại Backlink trong SEO Offpage
Nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như tiếp cận đúng trình độ phát triển khoa học công nghệ hiện nay, các backlink vô cùng đa dạng và phong phú. Dựa vào những tiêu chí phân loại khác nhau mà sẽ có những backlink tương ứng như sau:
Phân loại Backlink theo thẻ Nofollow và Dofollow
Dựa vào tiêu chí này sẽ có hai loại là Backlink Nofollow và Backlink Dofollow. Cụ thể:
- Backlink Nofollow
Đây được hiểu là một loại thẻ dùng để thông báo đến bot tìm kiếm của Google, cũng như các công cụ tìm kiếm khác rằng đây là một nguồn thông tin không cần được thu thập. Cách đặt thẻ Rel Nofollow được thực hiện như sau:
<a href=”https://example.com” rel=”nofollow”>anchor text</a>
Việc bot tìm kiếm của Google không thu thập dữ liệu từ liên kết này không có nghĩa là các Backlink Nofollow hoàn toàn vô dụng. Trang web của bạn vẫn có thể nhận được rất nhiều giá trị khác nhau từ người dùng giống như một lượng truy cập website gián tiếp.
Hoặc nếu như content của bạn đủ sức hấp dẫn, làm cho người dùng yêu thích, họ có thể chia sẻ chúng trên các mạng xã hội hay blog của mình. Đây sẽ là điều kiện cũng như cơ hội để website của bạn thu hút được các Backlink Dofollow khác.
- Backlink Dofollow
Ngược lại với Nofollow, Dofollow lại là một loại thẻ cho phép bot tìm kiếm của Google thu thập và xếp hạng nội dung của các đường dẫn. Cách đặt thẻ Rel Dofollow được thực hiện như sau:
<a href=”https://example.com” rel=”dofollow”>anchor text</a>
Việc nhận được những Backlink Dofollow từ các website uy tín lâu năm là điều mà SEOer nào cũng mong muốn. Đây chính là cách để gia tăng mức độ tin cậy cũng như thứ hạng trang web của bạn nhanh chóng nhất trên các công cụ tìm kiếm.
Tuy nhiên, nếu như website của bạn nhận các backlink Dofollow từ các trang web xấu, tỉ lệ tin cậy thấp thì Google cũng sẽ đánh giá thấp trang của bạn. Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể xử lý bằng cách từ chối backlink đó bằng công cụ Disavow.
Từ đây, bạn có thể rút ra kết luận rằng số lượng backlink không phải yếu tố quan trọng nhất. Điều cần quan tâm và ưu tiên hàng đầu vẫn là chất lượng của backlink như thế nào, tốt hay xấu đến từ trang web uy tín hay không.
Phân loại Backlink theo các loại Anchor text
Anchor text có thể được hiểu là một cụm văn bản, được sử dụng để gắn các đường liên kết vào đó. Phân loại Backlink theo Anchor text được chia làm 4 loại chính như sau:
- Text link: đây là loại backlink thường xuất hiện ở các Header, Footer hay Sidebar của trang web. Người dùng có thể nhìn thấy những backlink dạng text này ở hầu hết các trang trên website. Sử dụng Text link mang lại hiệu quả nhưng cần cẩn trọng bởi rất dễ bị phạt bởi Google.
- Anchor text: là những từ hay cụm từ được chèn vào văn bản một cách hợp lý để gắn link. Khi nhấn vào các cụm từ này, chúng sẽ chuyển hướng người dùng đến một trang web khác được liên kết. Đây là dạng Backlink được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, lưu ý nên đa dạng các văn bản tránh để bot của Google gắn “cờ đỏ” cho trang web.
- Image link: đây là những backlink được gắn trong các hình ảnh. Khi nhấp chuột vào những hình ảnh này, người dùng sẽ được chuyển hướng đến những website được liên kết. Trong trường hợp này, Anchor text chính là các thẻ alt của ảnh. Vậy nên tuyệt đối đừng để trống hoặc đặt những thẻ Alt vô nghĩa, sẽ làm giảm sức mạnh của Backlink đáng kể đấy.
- Link trần: là những backlink tự nhiên được đặt dưới dạng URL của trang hoặc bài viết. Tức là bạn sẽ không cần chèn vào bất kỳ văn bản nào như Anchor Text hay hình ảnh như Image Link nữa.
Trên đây là tổng hợp tất cả những loại backlink được sử dụng trong SEO Offpage. Mỗi loại đều sở hữu những ưu nhược điểm riêng góp phần làm gia tăng sức mạnh cho website của bạn.
Bạn có thể xây dựng một hoặc nhiều loại backlink cùng lúc, tuy nhiên cần phải đảm bảo tự nhiên và phù hợp nhất. Tránh tình trạng lạm dụng, spam backlink quá mức với mong muốn tăng thứ hạng website nhanh chóng nhưng lại bị phạt bởi Google.
23 Thủ thuật giúp SEO Offpage hiệu quả nhanh 2023
Bên cạnh việc hiểu được SEO Offpage là gì, cũng như vai trò của việc tối ưu SEO Offpage, bạn không nên bỏ qua những thủ thuật giúp việc SEO trở nên hiệu quả và thành công hơn. Nắm rõ những kỹ thuật SEO Offpage sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch, sử dụng hợp lý nhất. Dưới đây, VSIGN sẽ gợi ý bạn 23 kỹ thuật SEO Offpage giúp bạn tăng rank top tìm kiếm bền vững.
Social Profile và Social Bookmarking
Đầu tiên, mình muốn giới thiệu đến bạn 2 loại backlink cực phổ biến và được sử dụng nhiều hiện nay, đó là Social Profile và Social Bookmarking.
Social Profile
Các loại Backlink Social Profile rất dễ xây dựng do những trang mạng xã hội đã quá quen thuộc và phổ biến với nhiều người dùng. Bạn chỉ cần tạo lập tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Twitter,… sau đó chia sẻ các bài viết lên trang của mình.
Việc tạo các account và xây dựng Social Profile cho trang web hay blog của bạn sẽ giúp gia tăng sự kết nối với nhiều người dùng hơn. Đồng thời, những nội dung chất lượng và mang lại giá trị cao cho người đọc còn có thể được nhiều người khác chia sẻ.
Nhờ vậy mà trang web của bạn sẽ có độ phủ sóng rộng rãi hơn. Dần dần tạo được độ uy tín và đáng tin trước Google, giúp cải thiện thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm.
Social Bookmarking
Social Bookmarking là một dịch vụ trực tuyến, cho phép người dùng thực hiện các thao tác như thêm, chỉnh sửa, chú thích, hoặc chia sẻ…. các tài liệu web. Mặc dù hiện nay Social Bookmarking đã không còn phổ biến như trước nhưng vẫn được coi là một trong những kỹ thuật SEO Offpage đáng quan tâm.
Cách thực hiện chia sẻ dấu trang trên mạng xã hội với Social Bookmarking được thực hiện như sau:
- Bước 1: Đăng ký tài khoản trên các trang Social Bookmarking. Hiện đang có một số trang phổ biến như Reddit.com, scoop.it, stumbleupon.com,…
- Bước 2: Nhập URL, title, thẻ mô tả, gắn tag,… cuối cùng là submit link bài viết.
Chỉ qua hai bước đơn giản như trên thôi, bài viết của bạn đã được đánh dấu trên các trang Social Bookmark rồi đấy!
Sử dụng công cụ IFTTT – Tự động hóa backlink
Với những người làm SEO chuyên nghiệp, IFTTT là một công cụ hỗ trợ hữu ích nhất mà bạn không thể nào không biết được. IFTTT là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh If This Then That, có chức năng tự động hóa hàng loạt các backlink chất lượng đến trang web.
Công cụ này cho phép người dùng thiết lập những công thức cố định nhằm xây dựng cả hệ thống backlink từ những website uy tín nhất. Chẳng hạn, người dùng có thể xây dựng backlink bằng cách chia sẻ các bài viết của web lên các mạng xã hội một cách tự động với công thức IFTTT như sau:
Backlink từ Blog Comment
Đây cũng được đánh giá là một trong những kỹ thuật SEO Offpage đơn giản nhưng lại giúp lấy được Backlink chất lượng và nhanh chóng. Backlink Blog Comment được hiểu đơn giản là việc bạn để lại những bình luận, lời nhận xét hay giới thiệu bài viết của mình trên các blog khác.
Muốn comment trên những blog này, bạn chỉ cần đăng ký tài khoản và cung cấp các thông tin quan trọng cho họ như tên, email và nội dung comment. Một vài trang còn cho phép bạn đăng nhập luôn bằng tài khoản Facebook hoặc Google+.
Sau khi đăng nhập xong, việc tiếp theo bạn cần làm chỉ là chèn các đường liên kết dẫn đến trang của bạn ở phần comment mà thôi.
Tham gia các diễn đàn – Forum
Có thể bạn chưa biết, các diễn đàn (hay thường được gọi bằng tên tiếng Anh là Forum) chính là một trong những nguồn khai thác Backlink dồi dào. Việc tìm kiếm các Forum không hề khó, bạn chỉ cần tìm kiếm trên Google.
Search các diễn đàn với chủ đề liên quan, chưa đầy 3 giây sau Google sẽ trả về cho bạn hàng trăm kết quả khác nhau. Tuy nhiên, để chọn được những Backlink chất lượng, bạn cần phải chọn lọc những diễn đàn uy tín, được thành lập một thời gian dài hoặc cho phép đặt link Dofollow.
Việc bạn tham gia các diễn đàn và gia tăng kết nối với cộng đồng được coi là cực kỳ hữu ích cho việc SEO Offpage. Có rất nhiều cách để bạn có thể xây dựng Backlink từ Forum như:
- Viết bài sau đó đặt link trỏ về trang web của bạn
- Comment link dưới các bài viết khác
- Trả lời những thắc mắc, bình luận của mọi người….
Private Blog Network – PBN
Private Blog Network hay còn được viết tắt là PBN, được hiểu là hệ thống site vệ tinh giúp việc SEO Offpage đơn giản và hiệu quả hơn. PBN là một mạng lưới các trang web, ở đó bạn sẽ tạo nên những backlink chất lượng nhất để trỏ về website của mình.
Private Blog Network thúc đẩy khả năng tăng thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. Muốn tạo nên một hệ thống PBN sẽ cần đầu tư thời gian cũng như ngân sách lớn. Người thực hiện nhiệm vụ cũng cần có chuyên môn thì mới xây dựng được PBN và áp dụng trong thúc đẩy SEO.
Để bắt đầu việc xây dựng Private Blog Network, việc đầu tiên bạn cần làm đó là tìm kiếm các tên miền cũ. Chúng cũng có thể là những tên miền quá hạn của Việt Nam hoặc của nước ngoài đều được. Sau đó sử dụng một số công cụ đánh giá website như sau:
- Ahrefs: công cụ này cho phép bạn đánh giá toàn diện một website bất kỳ. Nhờ vậy, bạn dễ dàng kiểm tra các chỉ số DR, UR, Organic Traffic, Backlinks,…
- Majestic SEO: công cụ này được sử dụng để nghiên cứu chuyên sâu về backlink của các website. Ưu điểm lớn nhất của công cụ Majestic SEO phải kể đến khả năng kiểm tra được các chỉ số CF, TF, lịch sử Backlink trong một thời gian dài.
- Find IP Address: đây là một công cụ cực kỳ cần thiết cho việc kiểm tra địa chỉ IP của bất kỳ website nào.
Backlink từ báo chất lượng
Thêm một kỹ thuật SEO Offpage nữa bạn nên biết đó chính là Backlink từ báo – PR báo. Đây được đánh giá là loại backlink chất lượng và mang đến nhiều giá trị, lợi ích nhất cho website. Chính bởi thể, backlink từ báo đang là phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Đặt backlink trên những trang báo uy tín không chỉ giúp website của bạn đạt được thứ hạng cao hơn, mà còn mang đến rất nhiều những ý nghĩa khác. Ví dụ như tăng khả năng nhận diện thương hiệu, khẳng định sự uy tín và chuyên nghiệp của trang web, nhận được lòng tin từ khách hàng….
Hiện nay đang có rất nhiều những nguồn báo uy tín mà bạn có thể tham khảo để đi backlink như Vietnam.net, VnExpress, Webtretho, Dân trí, Tuổi trẻ Online,… Còn về cách thức đặt backlink như thế nào cho hợp lý, bạn có thể tham khảo và chọn lựa giữa 2 cách sau:
- Đặt Backlink trong các bài báo PR quảng cáo
- Book link Sidebar với số lượng lớn trên các báo điện tử nhằm tiết kiệm chi phí
Trao đổi liên kết với các website khác có chủ đề liên quan – Guest Post
Guest Post có thể được hiểu là bài đăng khách, tức là bạn sẽ đăng bài của một website khác trên website của mình. Sau đó vẫn dẫn link về website đó nhằm đảm bảo đúng quyền tác giả. Ngược lại, bạn cũng hoàn toàn có thể trao đổi để được đăng bài của mình lên website của họ.
Đây được xem như một hình thức trao đổi giữa các website với nhau. Hoặc nếu như hai bên không đồng ý trao đổi free như vậy, có thể đàm phán một khoản phí cho việc đăng bài lên website khác.
Ngoài ra, các bài viết Guest Post cũng phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí sau đây chứ không thể tùy tiện làm giảm uy tín của web:
- Chất lượng nội dung tốt, sạch, cung cấp các thông tin hữu ích và có giá trị cho người đọc
- Đảm bảo rằng bài viết chưa xuất hiện ở website nào khác, tránh trường hợp copy hoặc spam
- Số lượng backlink tối đa chỉ nên là 2 link, không cần quá nhiều dẫn đến bị Google xem xét và phạt
Với việc xây dựng hệ thống Backlink qua phương thức Guest Post thế này, bạn thu được rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn như nhận được những backlink chất lượng và bền vững, tạo độ uy tín cho website, đưa thương hiệu đến gần khách hàng hơn,…
Content Syndication
Content Syndication được hiểu là một hình thức SEO Offpage, mà ở đó một hay nhiều website nào đó có thể sử dụng chính xác các nội dung gốc trên website của bạn và đăng lại. Nội dung này có thể là một phần của bài viết, một đoạn trích hay thậm chí có thể là toàn bộ.
Các trang web khác khi sử dụng những nội dung này sẽ ghi lại nguồn trích dẫn dưới dạng “Bài viết từ nguồn XYZ” hoặc “Nguồn tham khảo: XYZ”. Hoặc một số website khác cũng chèn cả link bài viết gốc, trỏ về trang của bạn ngay dưới bài viết của họ.
Nhiều người sẽ lo lắng và do dự liệu rằng tối ưu SEO Offpage bằng cách này có thực sự ổn và hiệu quả không bởi chúng mang tính “Copy”. Tuy nhiên, Google hoàn toàn có thể nhận biết được đâu là bản gốc và còn khuyến khích các website sử dụng phương pháp này.
Khi có nhiều trang web thực hiện hình thức Content Syndication trong quá trình SEO Offpage, tức là nhiều trang khác đang trỏ link về website của bạn. Đây cũng được xem là một nguồn backlink hiệu quả nhằm tăng độ phủ cho thương hiệu.
Xây dựng web 2.0
Xây dựng web 2.0 cũng được coi là một trong những kỹ thuật SEO Offpage hiệu quả, giúp bạn tạo nên những hồ sơ liên kết chất lượng nhất. Web 2.0 không chỉ là nền tảng để bạn xây dựng những nội dung giá trị, hữu ích cho người dùng mà còn giúp bạn triển khai được hệ thống backlink bền vững.
Hiện nay, có rất nhiều những nền tảng web blog 2.0 chất lượng được các SEOer sử dụng. Nhưng trong đó phổ biến nhất phải kể đến:
- https://sites.google.com
- https://www.blogger.com
- https://tumblr.com
- https://weebly.com
- https://wix.com
Link Intersect
Như mình đã nhấn mạnh rất nhiều ở những bài chia sẻ về SEO trước đó, ngoài việc tự tìm tòi và nghiên cứu, bạn cũng cần học hỏi thêm từ các đối thủ cạnh tranh. Link Intersect chính là một phương pháp giúp bạn theo dõi các đối thủ của mình đang xây dựng backlink như thế nào?
Sau khi biết được các trang web nào đang được liên kết với website của đối thủ qua Link Intersect, bạn có thể làm đa dạng hóa list referring domain đến trang web của mình. Nhờ thế, hồ sơ backlink của bạn lại càng thêm chất lượng và phong phú hơn bao giờ hết.
Phương pháp Link Intersect có thể được thực hiện thông qua rất nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau. Tuy nhiên, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay phải kể đến Ahrefs:
- Đầu tiên, bạn đăng nhập vào công cụ Ahrefs
- Sau đó nhập tên miền vào ô tìm kiếm
- Tiếp đến, hãy nhấn chọn Link Intersect trong mục Backlink Profile
- Kế nữa, hãy điền các domain website của đối thủ vào ô trống
- Cuối cùng bấm nút Tìm kiếm. Khi này, trên màn hình sẽ hiển thị danh sách các domain chưa liên kết đến website
Lead Magnet
Lead Magnet được đánh giá là một phương pháp SEO Offpage khá thú vị. Bởi nó giống như một “mồi nhử” nhằm khuyến khích người dùng cung cấp các thông tin liên hệ của họ như họ tên, email, số điện thoại,…
Phương pháp này được thực hiện với mục đích tăng cường trao đổi, sau đó kích thích người dùng để lại thông tin cá nhân nhằm nhận được một lợi ích gì đó. Có thể là những phần quà giá trị thấp như coupon, tài liệu, khóa học hay các video hướng dẫn,…
Hiện nay có rất nhiều hình thức Lead Magnet khác nhau như Ebook, Mini Course, Template, Webinars, Infographic, Toolkit (hay còn được hiểu là bộ công cụ),… Tuy nhiên, một Lead Magnet thông thường sẽ bao gồm những yếu tố sau:
- Landing Page (hay còn được gọi là trang đích): có tác dụng quảng cáo và thu thập thông tin liên hệ từ người dùng.
- Quà tặng kèm nhằm thu hút người dùng như: coupon, tài liệu, khóa học, video hướng dẫn, template,…
Đây là một trong những phương pháp SEO Offpage giúp tăng lưu lượng truy cập tối đa. Đồng thời còn giúp bạn thu thập được thông tin có ích từ khách hàng tiềm năng.
Tăng cường Marketing trên mạng xã hội – Social Media
Một kỹ thuật SEO Offpage không thể không kể đến đó chính là Marketing trên mạng xã hội. Bên cạnh việc xây dựng các Profile trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,… thì việc tạo dựng những nội dung thu hút người đọc nhất cũng quan trọng không kém.
Sẽ rất dễ để tạo nên lượng backlink khổng lồ trên các nền tảng xã hội. Bạn có thể tận dụng những tính năng like, share,… của MXH để lan truyền rộng rãi trang web của mình. Đây được đánh giá là một trong những cách tuyệt vời nhất giúp xây dựng hệ thống backlink chất lượng và kéo traffic khổng lồ về trang web của mình.
Muốn làm được như vậy, bài viết của bạn không chỉ cần đảm bảo nội dung đầy đủ, mà còn phải mang tính sáng tạo, cập nhật, có hướng gợi mở,… Như thế sẽ thu hút nhiều người đọc và tạo hiệu ứng lan truyền tốt hơn.
Tối ưu kênh Youtube
Chắc hẳn nhiều người mới làm SEO sẽ thắc mắc, tối ưu Youtube thì có ảnh hưởng gì đến thứ hạng của website? Bạn nên nhớ rằng, hiện Youtube đang là công cụ tìm kiếm lớn thứ 2, chỉ xếp ngay sau Google. Cũng chính bởi lượt tìm kiếm và truy cập khổng lồ này, Youtube trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho SEO.
Việc đầu tiên bạn cần làm khi tối ưu kênh Youtube đó là tạo dựng video hấp dẫn với những nội dung chất lượng. Trong đó, các đường liên kết trỏ về web sẽ được đạt tại phần Mô tả (Description Box) nằm ngay bên dưới Video.
Nếu người dùng muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin sau khi đã xem xong video, họ sẽ nhấp vào những liên kết bên dưới và truy cập vào trang web của bạn. Nhờ vậy mà lượng truy cập website sẽ được cải thiện đáng kể, đồng thời còn giúp mang đến những backlink chất lượng nhất cho trang.
Local SEO
Local SEO được hiểu đơn giản là tối ưu hóa tìm kiếm theo khu vực, nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều người dùng ở các địa phương nhất định. Tức là kỹ thuật SEO Offpage này sẽ giúp bạn cải thiện thứ hạng website đối với người dùng trên từng địa phương.
Khi người dùng có nhu cầu search engine những cụm từ khóa liên quan đến dịch vụ tại địa phương, trang web của bạn sẽ được đề xuất ngay trên đầu trang. Snack Pack hay SEO Google Maps là một hình thức hiển thị theo nhóm kết quả. Thông tin sẽ được hiển thị trong một khung chữ nhật ngay tại đầu trang.
Ở đó, bạn có thể nhìn thấy các thông tin cơ bản của doanh nghiệp như tên doanh nghiệp, địa chỉ, hình ảnh, bản đồ chỉ đường, đánh giá từ người dùng,…. Khi nhấp vào từng mục, bạn có thể sẽ thấy hiển thị thêm các thông tin chi tiết hơn nữa như email, số điện thoại, hotline,…
Brand Mentions
Brand Mentions được dịch nôm theo tiếng Việt, tức là đề cập thương hiệu trên một trang web khác, các mạng xã hội, các trang báo, hay các bài blog,… Nếu như Brand Mentions có mức độ càng cao sẽ khiến Google tin rằng bạn là một trong những thương hiệu nổi bật.
Brand Mentions giúp nâng cao nhận thức của người dùng về thương hiệu, gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Nhờ vậy, trang web có độ tin cậy nhất định và lượng truy cập cũng được cải thiện đáng kể.
Đặc biệt là các đề cập thương hiệu dưới dạng review, đánh giá, phản hồi từ khách hàng hay các bài đăng giới thiệu doanh nghiệp càng được Google coi trọng và đánh giá cao hơn.
Muốn thực hiện Brand Mentions, bạn hãy chia sẻ các bài viết về thông tin doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ của mình trên các mạng xã hội, phương tiện truyền thông… Sau đó đừng quên gắn hashtag (#) cho bài đăng để người dùng có thể click vào đó nhé.
Google My Business
Một kỹ thuật tiếp theo mà bạn không thể bỏ qua khi tiến hành SEO Offpage đó chính là Google My Business. Dịch sang tiếng Việt tức là “doanh nghiệp của tôi”, là một công cụ có tác dụng lưu trữ và quảng bá hồ sơ của doanh nghiệp/cá nhân trên Google.
Một hồ sơ Google My Business sẽ bao gồm các thông tin sau đây:
- Tên doanh nghiệp
- Lĩnh vực hoạt động
- Địa chỉ
- Giờ hoạt động
- Số điện thoại
- Một số hình ảnh
- Bản đồ chỉ đường
- Link dẫn đến website
- …
Bên cạnh các thông tin cơ bản như trên, Google My Business còn có nhiều thông tin khác hữu ích cho người dùng và cho phép bạn truy cập trực tiếp. Chẳng hạn như cho điểm, đánh giá, các câu hỏi Q&A,…. Một trong những điều quan trọng nhất các SEOer cần lưu ý khi làm Google My Business đó chính là cập nhật đầy đủ thông tin doanh nghiệp.
Dựa vào đó, Google mới đánh giá được tính xác thực của doanh nghiệp, cho thấy bạn thực sự tồn tại. Đồng thời, qua những đánh giá khách quan của người dùng, Google sẽ đánh giá chất lượng và thứ hạng website của bạn.
Trên đây, VSIGN đã giúp bạn tổng hợp các thông tin từ A – Z về SEO Offpage. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã hiểu được SEO Offpage là gì, tầm quan trọng của chúng khi tăng độ uy tín cho website, cải thiện thứ hạng tìm kiếm, tăng lưu lượng truy cập,… Đồng thời hãy nắm được các tiêu chí để tạo nên những backlink chất lượng và kỹ thuật SEO Offpage phổ biến.
Tuy nhiên, trước khi SEO Offpage thì bạn cũng nên chú trọng vào quá trình SEO Onpage. Bởi chúng sẽ làm nền tảng tốt nhất cho các hoạt động của SEO Offpage về sau đấy nhé. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì trong quá trình làm SEO, đừng ngại bình luận bên dưới để cùng VSIGN thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm nhé!