Brand Equity là gì? 3 Chiến lược xây dựng Brand Equity bền vững

Khi lướt trên các diễn đàn marketing chúng ta thường bắt gặp những thuật ngữ như Brand Equity. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Brand Equity là gì và ứng dụng của nó vào thực tiễn như thế nào, đặc biệt là với những anh em mới tìm hiểu về marketing. Trong bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm liên quan đến Brand Equity và những chiến lược để xây dựng được Brand Equity hoàn hảo, hiệu quả nhất. Tham khảo ngay để có thể vận dụng hiệu quả Brand Equity vào công việc nhé.

Brand equity là gì?

Có thể anh em đã nghe nhiều về thuật ngữ Brand Equity khi lướt các diễn đàn Marketing, vậy thực chất Brand Equity là gì? Để giải nghĩa một cách đơn giản thì Brand Equity có nghĩa là giá trị của một thương hiệu, nếu dịch theo tiếng Việt thì có thể gọi đây là tài sản thương hiệu. Giá trị thương hiệu này được đánh giá dựa trên nhận thức của khách hàng và trải nghiệm của họ đối với sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu đó.

Brand equity là gì?
Brand equity là gì?

Giá trị của thương hiệu có liên quan đến Brand Identity, tức là độ nhận diện thương hiệu. Độ nhận diện thương hiệu càng lớn thì giá trị của thương hiệu càng cao, hay còn gọi là giá trị “dương” (positive). Độ nhận diện thương hiệu thấp, khách hàng có trải nghiệm tồi tệ khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu thì giá trị này sẽ bị giảm sút, khi đó chỉ số này sẽ là “âm” (negative).

Lợi ích khi xây dựng Brand Equity là gì?

Brand Equity đem lại rất nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp, đó là lý do bất kỳ thương hiệu nào cũng muốn hướng tới giá trị này. Dưới đây là những giá trị mà Brand Equity có thể mang lại cho doanh nghiệp, anh em có thể lưu ý nhé:

  • Là tiền đề để doanh nghiệp nâng giá bán sản phẩm/dịch vụ, đem lại lợi nhuận cao hơn.
  • Giá trị có thể chuyển thành một dòng sản phẩm/dịch vụ chính liên quan tới thương hiệu chính, do đó sẽ gia tăng doanh thu từ nhiều nguồn chứ không đơn thuần chỉ là sản phẩm đơn lẻ.
  • Thúc đẩy giá trị cổ phiếu doanh nghiệp tăng cao và ổn định.

Cách hình thành Brand Equity

Cách hình thành Brand Equity là gì?
Cách hình thành Brand Equity là gì?

Brand Equity vô cùng quan trọng, vậy yếu tố hình thành brand equity là gì? Có thể thấy, giá trị doanh nghiệp được hình thành khi khách hàng có nhận thức về thương hiệu. Đó là cả một quá trình hình thành tự nhiên, liên quan sự tương tác giữa thương hiệu và khách hàng.

Các yếu tố hình thành nên giá trị thương hiệu bao gồm:

  • Awareness (Nhận biết): Là mức độ thương hiệu được giới thiệu tới khách hàng mục tiêu, thông thường là qua phương thức quảng cáo.
  • Recognition (Nhận diện): Giai đoạn nhận diện tức là khách hàng đã thân thuộc với thương hiệu, có thể nhận diện khi chúng xuất hiện trên thị trường.
  • Trial (Thử nghiệm): Khi đến giai đoạn này, sản phẩm đã tạo được dấu ấn trong tâm trí khách hàng, dẫn dắt họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ sau đó sẽ có những đánh giá.
  • Preference: Sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ. neus hài lòng và có trải nghiệm tốt khách hàng sẽ quay lại sử dụng trong  những lần tiếp theo.
  • Loyalty: Không chỉ có thời gian trải nghiệm tuyệt vời với sản phẩm, khách hàng sẽ có xu hướng giới thiệu sản phẩm tới người khác. Ở mức độ này khách hàng đã trung thành với sản phẩm, mọi hoạt động có liên quan đều khiến họ liên tưởng đến sản phẩm của chúng ta.

Ví dụ cụ thể về Brand Equity

Để anh em có thể hiểu rõ hơn về Brand Equity là gì thì mình sẽ đưa ra ví dụ cụ thể về cả giá trị dương và giá trị âm. Dựa trên những thông tin từ tương hiệu có thật chúng ta sẽ dễ hình dung hơn về các giá trị này.

Ví dụ về thương hiệu có giá trị “dương”

trước tiên, về doanh nghiệp có giá trị dương chúng ta sẽ đề cập đến Apple, một doanh nghiệp mà hầu như ai cũng biết. Apple đã làm rất tốt bộ nhận diện thương hiệu, điều đó giúp cho doanh nghiệp này luôn thuộc top những doanh nghiệp giá trị trên thế giới. Với những dòng sản phẩm Iphone, Macbook, Ipad,… hiện tại thương hiệu này đã có độ phủ vô cùng lớn, trở nên quen thuộc với bất kỳ ai.

VinGroup là thương hiệu có giá trị dương
VinGroup là thương hiệu có giá trị dương

Điển hình cho ví dụng về Brand Equity là gì chúng ta cũng có thể nhắc tới VinGroup, một tập đoàn có tiếng tại Việt Nam. Với các sản phẩm đa dạng như bất động sản, dịch vụ – nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học,… Bên cạnh việc định vị thương hiệu cá nhân tốt, VinGroup còn làm tốt các hình ảnh, nhận diện thương hiệu thông qua các chiến dịch thiện nguyện, thể hiện tinh thần trách nhiệm với xã hội. Do đó, đây cũng là một thương hiệu có giá trị dương.

Ví dụ về thương hiệu có giá trị “âm”

Chắc hẳn không ít người đã từng biết đến bê bối xả thải tại sông Thị Vải của Vedan vào năm 2008. Trước đó Vedan cũng có vị thế khá tốt tại thị trường Việt Nam, tuy nhiên sau bê bối này giá trị thương hiệu đã bị giảm đi đáng kể. Chính vì thế, sức cạnh tranh của Vedan với các thương hiệu khác như Ajinomoto cũng không còn, hiện tại chỉ có thể tồn tại bằng thị trường ngách.

Việc xây dựng thương hiệu tưởng chừng rất đơn giản, tuy nhiên làm thế nào để duy trì mới là điều khó. Qua vụ việc như của Vedan mới thấy, việc duy trì nhận diện trong mắt khách hàng là vô cùng quan trọng, nó đòi hỏi phải thích nghi với yêu cầu của khách hàng và của cộng đồng.

Tầm quan trọng của Brand Equity trong Marketing

Ý nghĩa trước tiên mà Brand Equity phải kể đến đó chính là sự khác biệt với những thương hiệu đối thủ, mang tính cạnh tranh. Trong cùng một phân khúc cao cấp, cùng cung cấp dịch vụ chất lượng, tuy nhiên Brand Equity hiệu quả sẽ giúp chiến dịch marketing thành công, từ đó tạo sự nhận diện tốt hơn, thúc đẩy quá trình mua hàng của người tiêu dùng.

Brand Equity tạo sự khác biệt với những thương hiệu đối thủ
Brand Equity tạo sự khác biệt với những thương hiệu đối thủ

Ngoài ra, khi tạo nên được giá trị thương hiệu sẽ giúp các doanh nghiệp có sự cạnh tranh, tạo ra nguồn doanh thu tốt hơn so với đối thủ của mình. Cùng với đó có thể dễ dàng phát triển, mở rộng thêm các sản phẩm/dịch vụ kinh doanh nhờ nền tảng giá trị thương hiệu mạnh mẽ. Bởi khi khách hàng đã nắm được giá trị của thương hiệu thì quyết định mua hàng sẽ nhanh chóng hơn, không mất nhiều thời gian cân nhắc.

Khi tạo dựng được Brand Equity bền vững sẽ đảm bảo doanh thu bán hàng và tối ưu được chi phí marketing bởi hầu hết khách hàng đều đã biết đến thương hiệu. Khi đó, doanh nghiệp không cần thực hiện bước “educate” nữa. Ngoài ra, Brand Equity cũng là một yếu tố quan trọng giúp đánh giá Brand Health (Sức khỏe thương hiệu).

3 Chiến lược xây dựng Brand Equity bền vững

Xây dựng chiến lược Brand Equity là gì và làm thế nào để xây dựng yếu tố này bền vững nhất? Đó chính là nội dung mà mình sẽ đề cập đến trong phần dưới đây. Cso 3 chiến lược để xây dựng giá trị thương hiệu, anh em có thể tham khảo và áp dụng chiến lược phù hợp với doanh nghiệp của mình nhé.

Hướng tới chất lượng của sản phẩm

Bất kể cách xây dựng Brand Equity là gì thì yếu tố quan trọng, nhất định phải đề cập đến đầu tiên đó là chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm/dịch vụ tốt đồng nghĩa với việc một thương hiệu có Brand Equity mạnh. Nếu không đảm bảo được yếu tố này thì tất cả mọi thứ đều không có ý nghĩa. Thực tế có thể chứng minh, giữa hàng ngàn lựa chọn, nếu sản phẩm của chúng ta không đảm bảo chất lượng thì khách hàng không bao giờ lựa chọn.

Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu giữ chân khách hàng
Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu giữ chân khách hàng

Trước khi bán hàng doanh nghiệp thường đưa ra cam kết, tuy nhiên nếu sản phẩm không đáp ứng được cam kết này thì sẽ không thể có được khách hàng trung thành. Thay vì tung ra hàng loạt các sản phẩm mới, hãy tập trung làm nổi bật những sản phẩm có thế mạnh, có tính cạnh tranh cao. Điều đó sẽ có lợi thế hơn so với việc quảng bá tràn lan tất cả các sản phẩm.

Trung thành với những giá trị cốt lõi

Khi nhắc đến khái niệm Brand Equity là gì thì doanh nghiệp cũng cần phải xác định trung thành cũng là một yếu tố quan trọng. Khác với việc khách hàng trung thành với sản phẩm, doanh nghiệp sẽ phải trung thành với những yếu tố cốt lõi. Một trong những thương hiệu thành công nhất trong việc xây dựng giá trị cốt lõi đó chính là Apple.

Tốt nhất, nên cung cấp cho khách hàng những giá trị thực sự, để họ cảm thấy được yêu mềm và tin tưởng vào thương hiệu, đó chính là cách để giữ chân khách hàng.

Giữ sự nhất quán

Sự nhất quán trong Brand Equity là gì?
Sự nhất quán trong Brand Equity là gì?

Sự nhất quán trong Brand Equity là gì? Đó là sự đồng điệu về hình ảnh thương hiệu xuyên suốt quá trình làm kinh doanh. Sự nhất quán tạo nên cảm giác nghiêm túc, tận tâm, giúp cho khách hàng luôn an tâm khi mua hàng.

Ngoài ra, sự nhất quán còn được thể hiện qua các thông điệp, xuyên suốt toàn bộ các chiến dịch marketing, qua các kênh thông tin khách nhau. Thông điệp sẽ là yếu tố khiến khách hàng cảm thấy thân thuộc. Ví dụ điển hình nhất có thể kể đến đó chính là thương hiệu Viettel với thông điệp “Hãy nói theo cách của bạn”.

Lời kết

Với sự bùng nổ của thời đại marketing, việc xây dựng được giá trị thương hiệu là điều vô cùng quan trọng, góp phần gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp và cũng góp phần giúp doanh nghiệp tồn tại bền vững. Với những chia sẻ về Brand Equity là gì ở trên, hy vọng sẽ giúp anh em hiểu thêm về khái niệm này, cùng với đó sẽ tìm ra giải pháp hiệu quả để tạo dựng giá trị thương hiệu.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

Bài viết cùng chuyên mục

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *